Tây Nguyên 2004- MPM 1.
29/6/2020

DU  LỊCH TÂY NGUYÊN NĂM 2004

Hôm nay tôi xin trở lại gặp các bạn trên FB, để chia sẻ 1 loạt bài mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Vì bài viết dài, nên không thể post theo thứ tự từ đầu cho đến cuối, dĩ nhiên các bài thường là kể lại những chuyến rong chơi của chúng tôi. Cho nên, tôi đành phải post lên theo kiểu báo chí, thành 1 loạt bài, mỗi lần 1 phần có số thứ tự (MPMn), để các bạn dễ theo dỏi. Xin cảm ơn các bạn.
Phần thứ nhất loạt bài “Chuyến rong chơi cũ đáng nhắc lại”.

MPM 1 CHUYẾN RONG CHƠI CŨ ĐÁNG NHỚ - Lễ đâm trâu

Các bạn thân mến, có lẽ đến giờ phút này, tất cả chúng ta đều không ngờ về sự khủng khiếp của đại dịch Covid-19. Riêng ở Việt nam, trước khi ca thứ 17 xãy ra, tình hình có vẻ rất khả quan. Nhưng rồi mọi chuyện diễn tiến ngày càng phức tạp khi dịch bệnh nhanh chóng lây lan, không chỉ trong nước mà hầu như rộng khắp toàn cầu, kể cả Mỹ và các nước Châu Âu!
Cho đến hôm nay, Việt Nam chính thức bước sang ngày thứ 6 thực hiện biện pháp “Cách ly toàn xã hội” (Social distancing, là “Biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”. Biện pháp này bao gồm: kiểm dịch, cách ly, hạn chế di chuyển, phong tỏa, cưỡng bách đeo khẩu trang, đứng cách xa nhau 6feets, tức khoảng 2m, và cấm công dân các nước có dịch bệnh vào đất nước mình).
Vâng, mọi chuyện vẫn đang xãy ra, căng như dây đàn, không biết “đứt” vào lúc nào!
Điều tuyệt vời là cho tới giờ phút này, Việt Nam dường như vẫn đang kiểm soát được tình hình, báo cáo mới nhất được cập nhật theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19, sáng 6-4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc mới Covid-19, thêm 1 ca điều trị khỏi, nâng tổng số điều trị khỏi lên 91/241 ca mắc. Trong khi đó, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia, Đức, Pháp vẫn là những điểm nóng về số ca mắc và tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu..000 ca nhiễm mới và hơn 6.500 người chết trong 24h.
Theo các nhà nhân chủng học thì con người ngày nay chính là hậu duệ của “người tinh khôn” xuất hiện từ 200.000 năm trước. Lúc đó, tổ tiên ta nhỏ nhoi trong mênh mông đất trời, mỏng manh giữa thiên nhiên của trái đất sau hàng tỷ năm biến đổi để hình thành. Con người “tinh khôn” chắc chắn phải rất nghiệt ngã để tồn tại trên cái hành tinh xanh mà ngày nay ta vẫn tự xem là duy nhất trong vũ trụ bao la, vô định này!
Hành tinh xanh đó từ lúc hình thành đã không ngừng nghĩ cái quá trình thay đổi diện mạo do các tác động thiên nhiên trong vũ trụ, tuân thủ “mặc định” các qui luật vật lý, sinh học... một cách “âm thầm chậm chạp”(so với 4,5 tỷ tuổi của Trái đất). Thay đổi đó có lẽ không cần sự can thiệp cố ý nào của các loài sinh linh đã từng hiện hữu từ 3,8 tỉ năm trước, khi sự sống bắt đầu. Nhờ đó, một thời gian rất, rất dài, trái đất, dù luôn thay đổi, nhưng là thay đổi thật chậm chạp trong xanh tươi và mát mẻ, cùng với mọi sinh vật mà nó cưu mang!
Nhưng, cái thay đổi chậm chạp ấy không còn nữa sau các phát minh vĩ đại mang tính toàn cầu, để rồi “bùng nổ” thành nguy cơ đe dọa thế giới, bắt đầu từ những năm bản lề gắn liền 2 thiên niên kỷ.
Các thuật ngữ như: nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu...ngày càng phổ biến khi từ là dự báo đã và có thể sẽ trở thành nguy cơ hiện thực!
Nghiêm túc mà nói, loài người đã không ngừng mơ ước, để chinh phục mọi “đỉnh cao”, nhưng cũng quá tham lam khi hiện thực hóa mơ ước, sẳn sàng phá vở mọi giá trị “hằng hữu” vốn là bản chất cần thiết tạo sự “biến đổi ổn định” của thiên nhiên, nên đã vô tình hay cố ý, phá vỡ cái quân bình cơ bản để “tồn tại lâu dài”. Cho đến giờ, chưa ai khẳng định được sự sống hoặc trái đất này sẽ tồn tại bao lâu, cho nên tôi chỉ dám nói “tồn tại lâu dài”.
Dịch bệnh, thiên tai...trong quá khứ và chắc chắn là cả tương lai sẽ có lúc phá vỡ cái “tồn tại lâu dài” đó!
Covid-19 có thể là lời cảnh báo quyết liệt nhất cho đến lúc này dành cho nhân loại. Số người bị bệnh hoặc chết vì dịch bệnh so với số nạn nhân chiến tranh thật sự rất nhỏ, nhưng chiến tranh có thể chấm dứt ngay bỏi 1 chữ ký đàm phán hay bởi 1 lệnh đầu hàng, trong khi đó việc chấm dứt dịch bệnh, cho tới giờ chỉ là mong ước!
Và ai dám chắc rằng Covid-19 không phải “tự nhiên” mà có, hay chính là một trong những “hậu quả” do con người tạo ra, dù vô tình hay cố ý!
Thiên tai cũng thế, rồi cũng sẽ đến mức độ mà con người không còn kiểm soát được, dĩ nhiên sẽ là thãm họa dành cho nhân loại!
Thiệt sự mà nói, đời sống của mỗi con người cũng vỏn vẹn trong trăm năm, quá ngắn ngủi để ngay từ bây giờ họ “biết sợ” những diễn biến không lường của biến đổi khí hậu trong tương lai. Trẻ nhỏ thì “vô tư” do ngây thơ, người lớn thì “vô tư” do vô trách nhiệm và tham vọng! Còn người già thì “vô tư” vì nghĩ khi thảm họa đến thì mình cũng không còn! Chúng ta đang tồn tại trong một “mâu thuẩn vĩ đại”, cái mâu thuẩn giữa “sinh tồn an toàn” và ham muốn!
Covid-19 có thể sẽ là lời cảnh tỉnh khủng khiếp dành cho nhân loại, để phải thay đổi cách cư xử với thiên nhiên!
 

Khoảng 5 giờ chiều, mọi người ra về tắm rửa, ăn cơm để chuẩn bị tham dự Lễ Khai mạc và chứng kiến Lễ ăn trâu vào 8 giờ tối nay.
Buổi tối ngày 06-11-2004, chúng tôi cùng mọi người tập trung lên khán đài, nhưng rồi sau đó cũng phải trà trộn xuống sân để “tác nghiệp”.
Thật ra, chẳng ai quan tâm tới phần nghi lễ khai mạc, chủ yếu là muốn xem Lễ ăn trâu.
Tây nguyên có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời như K’ho, Ê Đê, Ba Na, M’nông, Stieng...họ có những lễ tục giống nhau nhưng khác tên gọi, ví dụ Lễ ăn trâu, lễ chém trâu hay lễ đâm trâu xoay cột gọi theo tiếng Kinh, người Ba na gọi là x’tráng, người K’ho gọi là xa-ố-piêu, người Gia lai gọi là m’năm thu, người Lạch gọi là sa r’pu...
Đây là lần đầu tiên trong đời được tham dự một lễ hội dân tộc Tây nguyên, đặc biệt là lễ đâm trâu chỉ nghe nói mà chưa được thấy, nên chúng tôi rất tò mò. Thú thật, sau khi tận mắt chứng kiến tôi “sốc” nặng vì tính chất dã man của nó và vì vậy cũng sẽ không có hình ảnh “đặc tả”kèm theo bài viết này.
Lễ ăn trâu là 1 trong những tập tục lâu đời gắn liền với đời sống tâm linh hoang dã của các dân tộc thiểu số sống trên dãy Trường Sơn, được tổ chức để mừng được mùa hay nhân 1 sự kiện quan trọng nào đó. Theo người Ba Na thì các sự kiện đó gồm: khi buôn làng có nhiều người ốm, già làng đứng ra khấn vái và tai qua nạn khỏi thì dân làng cúng trâu để tạ ơn, hoặc khi làng có chuyện vui trọng đại, người làng mổ trâu ăn mừng...
Con trâu sẽ là vật hiến tế để cầu các linh thần phò hộ cho buôn làng bình yên, no ấm.
Tùy theo mỗi dân tộc mà thời gian thực hiện có khác nhau, địa điểm là khoảng sân rộng trước nhà rông chung của buôn làng. Một cây cột to như cây phướn của người Kinh, mà người Êđê gọi là blang kbâo, người Ba Na gọi là gưng sakapô, người Gia Rai gọi là ging ga...được trang trí chạm trổ sặc sở, trên đỉnh gắn 1 tượng phượng hoàng bằng gỗ, cột có treo nhiều chuông gió bằng ống nứa gọi là “cu nan”, dưới gốc cột đôi khi có thêm nhiều cộc phụ bao quanh.
Trâu hiến tế được chọn phải khỏe mạnh, cho ăn uống no nê, tắm rửa sạch sẽ rồi buộc chặt vào “gưng sakapô”.
Già làng chủ lễ đọc lời khấn vái, tạ ơn thần linh rồi mời thần linh xuống ăn trâu, uống rượu cần.
Khi khấn xong thì cồng chiêng trổi lên, dân làng nhảy múa quanh đống lữa, vui chơi đến hừng sáng thì mới thực hiện nghi lễ đâm trâu.
Hôm nay, đâm trâu chỉ là một nghi lễ trình diễn trong lễ hội, nên thời gian chỉ gói gọn trong buổi tối ngay sau tuyên bố khai mạc. Tò mò, tôi chen chân đến gần hơn nơi trâu bị “hành huyết”, bà xã thì không dám xem.
Dưới ánh sáng bập bùng phát lên từ đống lữa, tôi thấy chung quanh gốc cây “gưng sakapô” nhiều thanh niên, thiếu nữ với trang phục thổ cẩm dân tộc đang nhịp nhàng nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang lên âm thanh hoang dại núi rừng. Phía trong con trâu tội nghiệp cũng đang ngơ ngác đứng nhìn. Vũ điệu Tây nguyên và tiếng cồng chiêng vẫn tiếp tục cho đến khi đội múa rời ra thay bằng 4 thanh niên lực lưỡng với 2 người cầm mã tấu và 2 người cầm giáo dài. Họ cũng tiếp tục nhún nhảy nhịp nhàng theo điệu cồng chiêng, vừa nhảy vừa dứ ngọn giáo về phía con trâu, khiến nó sợ hãi tránh né, hoạt cảnh thật là hoang dại. Âm điệu “rụp thì thụp rụp kala rụp” của cồng và chiêng cứ như thế nhịp nhàng lập lại. Đến 1 lúc, đúng vào nốt nhạc mạnh kala rụp, khi những bàn tay của các chàng trai đấm vào vú chiêng, một người cầm giáo đâm mạnh vào con trâu tội nghiệp, nó nhảy dựng lên nhưng làm sao thoát khỏi sợi dây rừng mềm mại mà rất dẻo dai. Bây giờ mới là màn “hành hình” dã man bắt đầu, máu cứ tuông chảy theo từng nhịp cồng chiêng hoang dã, cái đau tận cùng của thân xác đang cứ lần lượt cắt sâu vào các thớ thịt yếu mềm, tôi cũng đang cảm thấy một nỗi hãi hùng trên đôi mắt kia tội nghiệp. Nước mắt tôi chảy ra mà không chụp được tấm ảnh nào! Tôi quay trở về khán đài, bỏ qua những nhát chém chí tử, những mũi đâm xé thịt đau lòng trong phần còn lại của một lễ hội dân gian hoang dại!
Từ xa, bà xã chỉ chụp được 2 hình ảnh đống lữa và cột “gưng sakapô”, “tượng trưng”màn trình diễn hãi hùng trong đêm cao nguyên đang bắt đầu chớm lạnh, lạnh bởi gió núi, sương rừng và lạnh bởi một cuộc vui tàn nhẫn!
Sau này Dak Lak và các nơi đã quyết định xóa bỏ lễ hội đâm trâu!
Vì không chụp được trong lễ đâm trâu, tôi xin phép mượn thêm vài hình ảnh trên net về Lễ hội đâm trâu để minh họa.

 

Image may contain: one or more people and crowd



Image may contain: one or more people, crowd and outdoor



Image may contain: one or more people, sky and outdoor


Image may contain: one or more people, people riding horses, tree, child, outdoor and nature


Image may contain: one or more people and outdoor


Image may contain: one or more people and outdoor


Image may contain: one or more people, crowd, sky and outdoor




Image may contain: one or more people and outdoor
 


Đọc tiếp phần MPM 2




 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 193460 visitors (351207 hits) on this page!