Ba chìm bảy nỗi P3 & P4
17/7/2020

 Truyện ngắn


  


                         Bùi Trung

 

BA CHÌM BẢY NỔI F3.



  Được sếp bố trí một chân bán cửa hàng VLXD ở dạ cầu quay, tới lui gần nhà dễ chăm sóc bầy con nhưng khi vô rồi mới thấy chán. Cửa hàng có 4 người , 1 là anh ruột sếp, 1 cháu ruột sếp, 1 em vợ sếp chẳng ai nói chuyện gì với mình. Muốn đến, muốn đi tùy ý, chẳng ai phân công mình làm việc gì mà toàn là dân ngoài Bắc vô nói líu ríu chẳng hiểu họ nói cái gì.

Về nhà bà vợ cằn nhằn :

- Ông lấy cớ đi công trình tính bỏ mẹ con tui hả? Tui nghe đầy lỗ tai hết rồi chỗ nào ông cũng có một con tối nào nó cũng ngồi nghe ông đờn hết sao ông không ở dưới luôn đi.

- Bà nói tào lao gì vậy? Tui có con nào đâu?

Bà vợ dễ thương tui bả khai:

- Tui mà không ra cơ quan ông tui quậy thằng giám đốc làm sao rút ông về.

- Trời đất ơi bà ra tới cơ quan tôi quậy thì tui còn mặt mũi nào đi làm nữa đây.

Bả quát lên:

- Ông muốn tôi tin ông không có con nào thì ông làm đơn xin nghỉ việc đi tôi mới tin.

- Lấy gì ăn mà bà kêu tôi nghỉ?

- Có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. 

- Vậy thì còn gì nữa để mà nói tui chỉ sợ nghỉ ở nhà không có cháo mà húp. Còn viết đơn thì dễ ẹc mà.
Mấy hôm sau sếp mời ra hỏi:

- Ông buồn chuyện gì mà làm đơn xin nghỉ ?

Chẳng biết nói gì đành nói đại là tại cái chân gãy nó hành đau quá đi đứng quá khó khăn .

Sếp cười cười nói:

- Bà xã ông coi vậy mà bả cũng không được hiền hé. Ông đã quyết định như vậy thì biết nói sao bây giờ. 

Thế là Sếp giải quyết cho nghỉ việc, được ký cho lãnh 3 tháng lương sếp nói :

- Chừng nào "mắc" làm việc lại thì cho tôi hay tôi bố trí công việc khác cho ông.
   Về nhà chưa biết làm gì có tiền nuôi bầy con đang tuổi ăn học? cái chân gãy thì đâu làm việc gì nặng được đâu? Chẳng lẽ trở lại cái nghề gạo chợ nước sông? Ở không ăn ngày qua ngày nên chẳng bao lâu thì tiền cũng hết . Một buổi sáng nọ bà xã cho hay:

- Nhà hết gạo, túi hết hết tiền làm sao đây ông?

- Thì bà nói có rau ăn rau có cháo ăn cháo mà.

Bả nói nhẹ hều :

- Tui ghen mới nói vậy thôi ai biểu ông nghỉ thiệt mần chi.
   Trời đất ơi... tìm việc làm đâu phải là dễ mà nói như nói chơi. Thôi thì vì tụi nhỏ vác cái mặt chai qua nhà bà chị kế bên nhà tính mượn đỡ ký gạo nhưng nhà chị cửa khóa then gài không biết đi đâu. Nhà thì có cái gì nữa đâu mà đem đi cầm đi bán ! tôi lấy tờ báo ra ngồi trước cửa vừa đọc vừa nói đại :

- Bà ráng đợi một chút số tôi là có "Quí nhân phù hộ" mà, dễ gì mà chết vì đói. Chút nữa là có tiền cho bà đi chợ bà lo gì.

Vợ tôi cằn nhằn :

- Ông thì không chết còn mẹ con tui sắp rã ruột rồi nè... một chút nữa tan học tụi nhỏ về cạp đất mà ăn hả?đi gánh hát tuy cực khổ nhưng có cơm hội ăn cứ nói nghề hát không có tương lai bây giờ đói rã họng hết cả nhà rồi kìa.

Đúng là cái gì bả cũng nói được. Mà bả la làng cũng... đúng. Chút mấy đứa nhỏ đi học về lấy gì cho nó ăn. 

   Ở cái chân cầu Bằng lăng này tuy cách Long xuyên chừng 3 km nhưng lúc đó con đường vắng tanh nhà chung quanh 2 bên đầu cầu đa số là lao động nghèo nên khi kẹt khó mượn được của ai thứ gì. Người mà có thể mượn được vài ký gạo chỉ là nhà chị Tư Lệ, nhưng chị đi đâu và biết chừng nào chị ấy về? Tôi nói tỉnh vậy chứ thiệt tình đang rối ben trong bụng nếu không có "quí nhân 'nào để cầu cứu thì trong hủ gạo còn nữa chén gạo nấu cháo chắc cũng đủ cho mấy đứa nhỏ nó húp, tôi suy nghĩ như vậy tay cầm tờ báo chứ có đọc được chữ nào đâu. .
Bỗng nhiên đang lúc gần tuyệt vọng thì thằng bạn bên Chợ mới chạy xe Honda thắng một cái két ... tới rủ uống cà phê tôi kêu lên:

- Xin chào "Quới nhân", uống cà phê thì uống.. nhưng trước hết xóa đói giảm nghèo giùm con vợ tui cái đã.

Thằng bạn hỏi :

- Ông kêu tui là quới nhân là sao vậy? xóa đói giảm nghèo gì ở đây?

Khi biết chuyện nó cười ha hả:

- Nè ông cầm 50 đưa cho bả đi chợ, còn chuyện xóa đói giảm nghèo tôi bàn với ông chuyện này. Nhà ông có cái chái trước nhà rộng rãi như vầy mà bỏ không thì phí, ba tui thì ổng có cái bàn bi da còn mới tinh. Bây giờ đem cái bàn bi da để ở nhà ông thì lo gì không có tiền mua gạo,mỗi tháng đưa cho ổng vài chục cho ổng vui.
   Thế là, ngày hôm sau đã có cái bàn bi da cho đám thanh niên trong xóm làm chỗ giải trí, hét hò, cá độ ì xèo nên mẹ sắp nhỏ mua thêm tủ thuốc lá, mua thêm cái bàn bào nước đá si rô... câu điện nhờ cả xóm chẳng ai cho câu, nên mua 2 cái bình accuy chịu khó chạy lên chợ sạc mỗi ngày vậy, tối ngày quanh quẩn coi chừng cái bàn bi da nên không màng đến chuyện bay nhảy gì nữa , tuy lượm bạc cắc nhưng được cái là không lo đói lo no... Thời gian rảnh rỗi cũng nhiều hơn , cây đàn lúc nào cũng máng trên vách nhà, tiếng đàn cũng được nhiều bạn bè đến giao lưu cái chân đau cũng thấy đỡ hơn nhiều tuy thỉnh thoảng đôi lúc cũng suy nghĩ vu vơ muốn trở xuống Miệt thứ thăm cô bạn nhỏ nhưng tìm cách nào để mà đi nghĩ mãi không ra. Đôi lúc muốn trở ra công ty gặp sếp xin một chân bảo vệ nhưng rồi lại thôi vì biết tánh hoạn thư của con vợ nó khùng lên ra quậy nữa thì hết chun xuống lỗ nào mà trốn.
Một hôm mấy anh Ban tự quản lại tận nhà thông báo là:

- Đất này là đất tự chiếm, anh chị mua bằng giấy tay nên không có giá trị pháp lý nên sắp tới sẽ giải tỏa khu này để làm lộ , làm cầu và cũng cho anh chị hay là không có chế độ bồi thường nếu không di dời sẽ bị cưỡng chế...
   Thế là phải tìm cách bán cái nhà để tìm chỗ khác, mà muốn bán nhà ngay khu giải tỏa đâu phải ai cũng dám nhảy vô mua? Còn mấy ông Ban tự quản nói chung chung vậy chứ biết ngày nào năm nào giải tỏa? nhưng trước mắt phải nhắn trả cái bàn bi da cái cần câu cơm phải trả về chủ cũ, cái chuyện lượm bạc cắc rồi cũng sẽ không còn, con thì mỗi lúc mỗi lớn thêm bà xã lại mang bầu thằng út . Nghĩ về chuỗi ngày tối đen sắp tới đã bắt đầu... đen tối hơn nữa rồi các bạn ạ ./.
(còn tiếp)

Bùi Trung.


BA CHÌM BẢY NỔI P4.
   Bà xã sanh thằng Út lúc gia cảnh rối ben ở xứ lạ quê người, không vay mượn ai được. Cả tui và bả không có ai là bà con ruột thịt ở xứ này phải làm sao khi nhà hết gạo? chợt nhớ mình có người bạn ở gần bến xe Long xuyên mà không biết chỗ nào sao mà tìm? thôi thì lấy xe đạp chạy cầu âu biết đâu khi gặp anh ấy sẽ có cách nào giúp đỡ mình nhưng giữa cái nắng cháy da tìm người bạn như bóng chim tăm cá... mẹ sắp nhỏ hỏi :

- Ông đi đâu vậy? không tìm được gì làm thì kiếm gánh hát đi chứ ở nhà hoài cho chết đói hả? 

   Biết trả lời sao bây giờ, chẳng lẽ trở lại gánh hát tụi nhỏ sao mà đi học hành gì được? bây giờ mà ở nhà nói tới nói lui chắc chắn sẽ có gây nhau nên làm thinh mà đi vậy. Cái người bạn hay đến rủ cà phê từng nói :

- Khi nào anh có cần tôi giúp gì anh cứ đến nhà cho tôi hay nhé. Mà lúc đó đang làm cán bộ ngon lành nên ậm ờ cho qua chỉ biết anh ta ở khu vực bến xe chớ đâu biết chỗ nào? trời đang nắng nên đảo mấy vòng đã muốn đổ hào quang vì nắng hạ.
Ghé vô quán cà phê cóc ngang bến xe kêu ly cà phê bà chủ quán cũng là bà chủ dãy nhà trọ thấy quen quen nhìn tôi cười cười hỏi :

- Khỏe hả chú? đi đâu giờ này vậy? 

- Dạ cám ơn Dì con vẫn khỏe, con đi tìm người bạn thôi, mà Dì là ai con nhớ chưa ra.

- À... tôi năm rồi có lên công ty của chú nhờ vẽ cái bản vẽ xây cái nhà của tôi đó.

Tôi chợt nhớ mang máng Dì là người mấy lần ghé mời anh em đi uống nước khi nhờ vẽ cái nhà trọ của Dì .

- À.. Dì là Dì ba con nhớ rồi. Bây giờ con cũng nghỉ việc ở công ty rồi dì.

- Nghỉ uổng vậy chú, bây giờ chú làm gì?

- Dạ con cũng làm đủ thứ hết Dì ơi nhưng bây giờ đang ở không.

- Chú ra phía sau xem giùm tôi miếng đất trống xem tôi có thể xây thêm dãy nhà trọ được không? Nếu được thì chú tính toán giùm coi công thợ vật tư là bao nhiêu tiền? nếu hợp lý tôi sẽ giao cho chú làm.

   Nhà trọ của Dì ba cũng lạ hơn người ta không có từng phòng riêng mà chỉ cho thuê giường ngủ. Đa số khách trọ là những người buôn bán ở cái bến xe, những người từ miền ngoài vô buôn bán dạo họ đâu cần thuê phòng trọ, chỉ cần một chỗ ngủ giá thuê ngày nào trả ngày đó. Ai có dư tiền sợ mất thì cứ gửi cho Dì ba cất giùm. Ai lỡ không bán được thì có thể ghi sổ vài ngày hay có sự rủi ro cũng có thể mượn Dì ba vài chục.

   Tôi thấy một phòng có khoảng chục cái giường nhỏ nhưng cũng đủ cho 2 người ngủ, thì ra những người bán kính mát, hộp quẹt, khăn giấy, mùng mền hầm bà lằng hàng ngày gặp đi bán đầy đường thỉ ra là họ đang ở trọ tại đây, cuối dãy trọ có một nhà vệ sinh chung dành cho khách trọ.
   Thế là chỉ ngày hôm sau vận dụng hết số vốn kiến thức học được khi còn ở Công ty kiến trúc . Bản vẽ vật tư từng chi tiết, công thợ chi ly đưa cho Dì ba xem xong nói :

- Để tôi hội ý gia đình rồi trả lời cho chú ngay.

Chiều hôm đó cô con gái dì Ba chạy vô nhà cho hay:

- Má em đồng ý rồi nên mời anh ra ký hợp đồng và nhận tiền cọc.
   Trong lúc gần như là tuyệt vọng thì có "Quới nhân" là Dì Ba, một người mà mình không ngờ đến. Bầu tui tự nhiên trở thành thầu xây dựng một cách ngẫu nhiên như vậy đó. Tuy chỉ là những công trình nho nhỏ nhưng làm ra tiền nuôi vợ nuôi con trong lúc khốn cùng mới biết rằng ông Trời cũng công bằng lắm, nếu sống tốt với đời thì đời cũng sẽ tốt với mình.

   Lạy trời, vậy là khỏi phải trở lại cái nghiệp gạo chợ nước sông rồi mà thú thiệt là tôi ngán những ngày lênh đênh theo ghe hát lắm rồi.
   Kêu vài người thợ quen lúc đi chung dưới Miệt thứ, gom chừng chục quân là đủ một tốp xây dựng làm xong nhà trọ dì Ba lãnh tiếp những công trình vòng vòng khu bến xe. Nhỏ lớn bây nhiêu cũng lãnh tuy mang tiếng làm thầu nhưng tôi vẫn nhào vô làm cùng anh em từ từ rồi cũng cầm được cái bay, cái cưa, cái búa... chuyện gì cũng làm được nên bọn thợ hay đùa:

Ông mai mốt không làm thầu thì có thể theo tụi tui làm thợ ép được nghen.

   Trong phe thợ tôi có một anh bạn rất cứng tay nghề cũng từng theo tôi khi xuống Miệt thứ làm công trình cho công ty, anh giúp tôi đủ thứ nên khi thanh toán tiền cho công nhân tiền lãi công trình tôi chia đôi với anh xem như có phúc cùng chia có họa cùng hưởng vậy. 

   Thằng Út sinh ra ai cũng khen thằng nhỏ giống ba nhưng tôi thầm nghĩ Giống ba làm chi khi đời ba của nó khổ te tua, thà giống mẹ chắc sau này hy vọng đời nó sẽ khá hơn " tía" của nó.
Chắc cũng nhờ sinh ra nó vậy mà tía nó có việc làm , tuy chỉ làm thầu dạng cóc ổi nhưng cũng là một nghề lao động chân tay ít ra cũng tìm được ra tiền. Cứ nghĩ cuộc đời sẽ sang trang mới. Nhưng bạn bè đâu phải ai cũng tốt... vì vậy nẽo đường đời chông gai của tôi vẫn còn dài thăm thẳm ./.
   Còn tiếp.

   Bùi Trung.
     
Giải Bida Báo chí khu vực ĐBSCL lần thứ 13 kết thúc thành công

Xây nhà trọ - sửa nhà trọn gói, sửa chữa nhà, sửa nhà giá rẻ
Hình ảnh minh họa nguồn internet
https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 196593 visitors (363290 hits) on this page!