Bảo tồn và phát triển lúa mùa nổi
15/9/2020

 Bảo tồn và phát triển lúa mùa nổi 

Hành trình bảo tồn di sản lúa mùa nổi miền Tây, một chặng đường còn tiếp tục

Chuyện là vầy, vào năm 2012 khi khóa học tiến sĩ của tôi tại Đại học Quốc Gia Úc sắp xong để chuẩn bị về nước muốn làm một điều gì đó giúp tháo gỡ phần nào câu chuyện được mùa mất giá của nhà nông. Trong lúc trà dư tửu hậu với bạn bè cùng học tập tại Úc tôi có đặt vấn đề bảo tồn cây lúa mùa nổi tại ĐBSCL, lúc đó bạn tôi, Ts Phạm Hữu Tài và bà xã tôi nghe tôi nêu ý tưởng bảo tồn thì rất hứng thú và hỏi tôi, dân lo miếng ăn sao mà bảo tồn được? Câu hỏi này làm tôi suy nghĩ mấy tuần…một câu hỏi rất nhỏ, nhưng khó thiệt…ai cũng lo có tiền có gạo nuôi con ăn học, ai mà lo đi bảo tồn cây lúa chỉ có năng suất 1-2 tấn/ha. Nha khoa học thì nghĩ là bảo tồn có lợi cho đất, cho nước, cho đa dạng sinh học, cho thích ứng biến đổi khí hậu, nhưng người nông dân thì lo trước mắt là có thu nhập tốt để chi tiêu và giáo dục con cái, nhứt đầu thiệt. Tôi cũng xuất thân tư 1 gia đình nông dân 4 đời trồng lúa tại Sóc Trăng, nên tôi hiểu phần nào về cơm áo gạo tiền.

Rồi trời thương dẫn tôi đến 1 cái chợ Trời vào thứ bảy, phiên chợ chỉ mở ngày cuối tuần tại Thủ Đô Canberra, là nơi để tạo điều kiện cho các hộ nông dân nhỏ lẻ mang hàng sạch, sinh thái, hữu cơ, từ trồng, chế biến và mang đến chợ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây là 1 dịp tôi nhớ mãi…Tình cờ tôi gặp anh Peter Randall, người bán gạo hữu cơ trực tiếp tại chợ, với giá lúc đó 10$ úc/kg gạo brown rice, low GI, và 1 túi bánh gạo hữu cơ giá 5$/kg (được làm từ 100 grams gạo). Từ GI rất mới với tôi, cũng như thời điểm 2012 hữu cơ cũng rất mới đối với tôi. Từ trước đến thời điểm đó tôi chỉ biết trồng cây là phải có phân và thuốc mới có năng suất, có nghe từ hữu cơ bao giờ đâu. Điều này làm cho tôi nảy sinh tìm tòi, rồi tôi đã tìm cách làm quen, liên hệ anh Peter để được đi thăm ruộng anh ấy cách Canberra 300 kms (vùng Leeton, bang NSW Úc), tôi, vợ tôi và Steven (con trai lớn) liền lái chiếc xe cũ thời SV đi thẳng 3.5 giờ đến farm anh ấy, được nghe câu chuyện làm hữu cơ, giảm thiểu tác động đến môi trường, và có lãi bền vững, đồng thời khỏe…rồi câu chuyện bảo tồn di sản lúa mùa nổi tại An Giang và Đồng bằng sông cửu long đã bắt đầu, xin được kể vắn tắt như sau:

Tháng 2, năm 2012 tôi đăng 1 bài viết trên Thời báo kinh tế SG về tầm quan trọng của việc bảo tồn lúa mùa nổi, rất được người đọc quan tâm, trong đó có lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh AG lúc bấy giờ. Được sự đồng thuận, tôi và tập thể nhà khoa học tại ĐHAG và Trung tâm NCPTNT/ĐHAG bắt đầu vào cuộc. Đầu tiên chúng tôi thành lập 1 nhóm liên ngành đề giải phẩu câu chuyện này, gồm tôi, Ths Phong (chuyên lo giống), Ts Bình (lo chất lượng dinh dưỡng gạo, bảo quản chế biến), Ths Duyên, Ths, Quỳnh, Ths Hiếu, Ths Tiễn, Ts Xuân, Ths Phước, Ts Sơm, Ths Xuân, Ths Vũ, Ths Quyền, Ths Đức, Ks Ốc, Phú, Huyền…và rất nhiều em sinh viên ĐHAG tham gia nghiên cứu từ trồng, bố trí hệ thống canh tác đến phân tích dinh dưỡng, chuỗi gía trị, kết nối DN tiêu thụ, và tổ chức ngày hội thu hoạch lúa mùa ngày 11/4/2014 (đầu tiên tại ĐBSCL). Dự án nhỏ nhoi từ nguồn ngân sách mà rất hiệu quả. Chúng tôi cùng lãnh đạo xã Vĩnh Phước, Huyện Tri Tôn và Sở NN&PTNT AG cùng thảo luận chủ đề nghiên cứu sao thiết thực. Từ bước đi đầu tiên, tôi tiếp tục huy động nguồn lực quốc tế để có quĩ nghiên cứu, như tổ chức SEARCA, AliSEA, Rufford Foundation, USAID, SUMERNET, Mitsui và vv. Tôi trực tiếp mang túi gạo lúa mùa nổi tiếp cận bên Nhật (ĐH Saga), Úc (tổ chức WWF), Châu Âu, UK, Mỹ để chia sẽ câu chuyện bảo tồn di sản lúa mùa nổi. Đến Nhật Bản, tôi được thăm vùng ASO là nơi di sản nông nghiệp Thế Giới công nhận, làm tôi liên tưởng đến lúa mùa nổi An Giang, tại sao không? Nó rất đẹp và rất yên bình.

Tôi cũng trực tiếp đề nghị tổ chức FAO (Nông Lương Thế Giới xem xét lúa mùa nổi là di sản nông nghiệp Thế Giới, và đã được họ trả lời rất tích cực). Rất mai chúng tôi được ủng hộ từ các tổ chức quốc tế để nghiên cứu phục vụ bảo tồn và phát triển loại lúa quí hiêm này (còn dưới 100 ha tại ĐBSCL). Chúng tôi được cán bộ địa phương, tivi, báo đài, cựu lão thành và bà con ủng hộ; Kết quả là trước 2012, người dân bán 5000 đồng/kg lúa; thì năm 2013 dự án đã liên kết DN mua giá 13,000đồng/kg lúa; từ đó đến hôm nay giá ban tại ruộng nâng lên 15,000 đồng (giá 2020 tháng 1). Chúng tôi được DN Cooking Studio đồng hành từ 2016 tiêu thụ và chà đóng gói bán trong các chuỗi siêu thị cao cấp. Tôi nhớ năm đó anh GĐ công ty mua 2 tấn, nhưng năm 2020 này anh ấy nhu cầu 7 tấn với giá 15,000 đồng/kg lúa (mà hổng có lúa).

Một thách thức đặc ra đến với chúng tôi là nguồn nước càng ít do đập thủy điện, hạn hán do biến đổi khí hậu, rồi chuột về ăn phá rất nhiều làm giảm năng suất đến vài chục %. Câu hỏi này chúng tôi đang từng bước khắc phục. Ths Phong đã thí nghiệm cho thấy lúa mùa nổi chỉ cần vài tất nước vẫn phát triển tốt, vậy là có hướng ra. Chuột thì vẫn là bài toán khó khăn hiện nay, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

Mặc dầu giá lúa đã tăng gấp 3 lần, nhưng tôi vẫn còn chưa hài lòng, chưa đạt mục tiêu đặt ra, chúng ta chưa khai thác được sản phẩm chế biến từ hạt gạo giàu dinh dưỡng và sinh thái này. Rất mai trăn trỡ của tôi đã đến tai một nhà khoa học trẻ tại ĐHAG, vừa tốt nghiệp ngành dinh dưỡng thực phẩm từ Úc về. Câu truyện sự ra đời của Mekong Nutriton, là từ đó. Mekong Nutrition sẽ thử nghiệm mô hình chế biến sản phẩm giá trị gia tăng qui mô nhỏ, để sao người nông dân, nông hộ có thể tham gia chuỗi cung ứng hàng đặc sản địa phương, mà loại hình này phát triển rất tốt ở Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Úc….https://mekongnutrition.com/?fbclid=IwAR1XF_cnCQuPlYNfYVmGl-oy_-yj2ffeZsFOCs3QxSarxz66Jl8vj49Uy7U

Do thời gian có hạn, tôi xin dừng tại đây!

Và mong rằng các đặc sản ĐBSCL cần được chế biến ngon, đẹp, chất lượng, đến người tiêu dùng!

Sẽ viết kỳ 2 - chặng đường đi như thế nào?

Mekong Organics

@ Hình chụp tại chợ farm năm 2019









Dự án và thông tin về lúa mùa nổi để tham khảo

Mitsui-ANU: On-going

 

https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 233053 visitors (440885 hits) on this page!