Câu chuyện dòng sông
26/8/2020

 


2020

                          - KS Mong Phước Minh -                

   
    Hôm trước tôi đã nói về câu chuyện của giòng sông Hậu, đoạn chảy qua tỉnh An Giang quê tôi, nay, tôi xin tiếp tục trở lại “Câu chuyện những giòng sông”, ở một nơi khác, cách khá xa đồng bằng Miền Tây Nam bộ, đó là Tây Nguyên.

Như tôi đã từng nói, chúng tôi là một cặp đôi ưa phiêu bạt, nên những chuyến đi luôn là niềm vui thích của cả 2. Mà chuyến đi nào cũng thế, cho tới bây giờ, luôn đi qua nhiều con đường và băng qua các giòng sông.
    Cho nên, kể chuyện những con đường bao giờ cũng có bóng dáng các giòng sông. Nhưng dù to hay nhỏ, các giòng sông luôn có những nét đẹp riêng và đôi khi cũng có cả những điều làm ta “thổn thức”!
   Tây nguyên, do điều kiện địa hỉnh đặc thù, núi rừng trùng điệp, nên sông ngòi thường ngắn và chảy xiết tạo nên những ghềnh thác đa dạng khiến cảnh quan ngoạn mục. Sông đẹp dữ dội!
   Tây nguyên, cũng có nhiều nơi bằng phẳng chạy dài mút mắt đến tận những dãy đồi hay núi thẳm phía xa, cho nên khi đó giòng sông lại nhẹ nhàng êm trôi hoặc lặng yên in bóng mây trời, sông và hồ làm ngỡ ngàng lữ khách. Sông đẹp nên thơ và lãng mạn!
   Có một điều ai cũng công nhận là sông phải có nước và phải là nước nhiều mới thật là sông!
Trường Sơn, là đường phân thủy tự nhiên của hệ thống sông ngòi miền Trung nước Việt, là phát nguyên của những sông ngắn đổ ra Biển Đông xanh ngắt.
   Trường Sơn, cũng là chốn phát nguyên các con sông dài hơn, chảy ngược về hướng Tây, góp nước cho sông Mekong đổ về từ phương Bắc. Bất giác, tôi chợt thấy thú vị khi nghĩ đến việc từ “cội nguồn”sơn thủy, chót vót trời cao nơi Tây Nguyên, những giọt nước tích góp từ Biển Đông lại len lỏi qua rừng xanh, núi thẳm rồi lặng lẽ hòa vào giòng chảy êm đềm của sông Mẹ Cửu Long, về tưới thắm cho đồng ruộng Miền Tây. Dù chỉ là một sắp đặt tình cờ do tạo hóa, nhưng cũng khiến ta thấy như thể hiện một tình tự quê hương!







- - - - -
    Huyện Lak mà tôi đã từng nói đến khi kể về Hội Voi Dak Lak 2004, không những nổi tiếng nhờ hồ Lak mà còn là nơi có Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin với 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu, 54 có tên trong sách đỏ Việt Nam), 203 loài chim và 46 loài thú.
   Đây cũng là nơi có dãy núi Chư Yang Sin với đỉnh cao nhất vùng cực Nam Trung bộ(2442m) và cũng là nơi phát nguyên của sông Krong Nô.
K’rông Nô là một trong những con sông lớn chạy theo ranh giới giữa hai tỉnh Lâm Đồng với Đắk Lắk và giữa Đắk Lắk với Đắk Nông.
   Dăk Lăk còn có sông K’rông Ana, là hợp lưu của một số dòng sông nhỏ hơn, như Krông Búk, Krông Pắc, Krông Bông, Krông Kmar.
2 sông K’rông Ana và K’rông Nô gặp nhau tại tọa độ 12,4949 N và 107,9857 E, ở ranh giới 2 huyện K’rông Ana(Dak Lak) và K’rông Nô(Dak Nông), hợp thành sông S’rêpok.
2 giòng sông Sesan và Serepok sẽ đổ và sông Sekong, gần cầu Sekong về phía thượng du, thuộc tỉnh SteungTreng, Campuchia.
 
Mong Phuoc Minh











còn tiếp

https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 193449 visitors (351065 hits) on this page!