Tản mạn cuối tuần
12/01/2021

TẢN MẠN CUỐI TUẦN

Chuyện ẩm thực, chuyện ổ bánh mì

   Nhiều khi nghĩ đến chuyện ẩm thực từ ta sang Tây, từ Á sang Âu thiệt là có nhiều chuyện để nói. Cũng mấy con vật như heo, bò, dê, gà, vịt, sang hơn chút nữa có ngỗng,cừu, đà điểu,cá sấu, tôm hùm,.... cộng với mấy thứ "lê ghim"rau, củ, cải..... mà người ta sáng tạo ra hằng hà sa số món ăn trên đời.!

   Nhưng tui nhận xét, không có quốc gia nào trên thế giới mà cái sự ẩm thực đã được nâng lên tới hạng "thượng thừa" như Việt Nam ta. Mỗi món ăn thì phải có nước chấm riêng. Nào là nước mắm mặn (còn gọi là nước mắm"trắng", nước mắm nguyên chất), nước mắm ngọt ( nước mắm có thêm gia vị tỏi, ớt, dấm,chanh,..), nước mắm gừng, nước mắm sả, nước mắm me ,muối tiêu, muối ớt ,muối tiêu chanh,. Thiệt là phức tạp và điên cái đầu ! trong khi Tây họ chỉ dùng muối tiêu,hoặc maggi ( giống như nước tương của mình), còn Tàu thì họ xài ....xì dầu ( cũng gần giống nước tương).

Còn đây nói riêng về “lãnh vực” bánh mì thì cũng li kì không kém.

   Nhìn chung, bánh mì VN thì cái vỏ bánh mì phải giòn ( không giòn thì khó mà bán được ). Cũng vì cái sự giòn mà ở những chỗ bán họ thường làm thêm cái bếp than nhỏ để phía dưới để giữ cho bánh lúc nào cũng nóng và ....giòn. Hoặc có nơi họ đựng trong giỏ cần xé rồi cẩn thận đậy tấm bao bố chỉ xanh lên trên để giữ nhiệt.

   Và cũng chính vì cái sự “giòn “ đó mà một lần nọ tui đi mua bánh mì chứng kiến. Sáng sớm có một cô ra dáng thục nữ đến xe bánh mì đầu hẻm mua bánh mì. Cổ định mua 5 ổ bánh mì nhận thịt. Tuy nhiên tỏ ra hơi khó tánh trong việc ăn uống, cổ tự tay giở tốc cái bao bố đậy giỏ cần xé rồi cầm lên bóp bóp hết ổ nầy tới ổ khác. Ổ nào giòn ,ưng ý cổ mới chịu .

   Bà bán bánh mì mới đầu còn bình tỉnh ( vì có lẻ ai cũng làm động tác lựa như vậy, trừ tui ra ) nhưng tới lần thứ 15, cổ cứ cầm ổ bánh lên bóp rồi bỏ xuống thì bả nổi xung thiên quát :

-ê! bóp gì bóp hoài vậy, tối bóp chưa đã sao sáng ra đây còn bóp nữa ! Hổng mua thì đi chỗ khác cho người ta bán. Sáng mở hàng bị ám !!!!

. Rồi bả lấy giấy ra đốt “ phong long” trừ tà. Cô kia bỏ chạy mất dép .

   Đó là hình thức bên ngoài ổ bánh. Trước khi thợ cho vào lò thì họ rạch trên mặt bánh một đường nếu ổ nhỏ và rạch hai hoặc 3 đường nếu ổ lớn để khi bánh chín nó sẽ bung hết cở và để tạo dáng đẹp cho ổ bánh. Còn ruột bánh phải màu trắng ngà,xốp. Trong khi bánh mì của Tây thì ruột bở và có màu đen và vỏ bánh cũng không giòn. Nếu không quen thì rất khó ăn vì không hợp khẩu vị.

   Sau này xuất hiện thêm một số bánh có kiểu dáng khác nhau như: bánh mì cóc (ổ bánh nhỏ xíu như....con cóc ), bánh mì tròn, bánh mì que (còn gọi là bánh mì baguette., phải gọi là bánh mì đủa mới đúng, vì baguette tiếng Pháp là đủa)

Đó là hình thức của ổ bánh mì, nhưng cái gì được nhét vào trong ổ bánh mới là quan trọng.

   Người ta nhét vào đó từ trứng gà, thịt nguội, lạp xưởng, nem, cá hộp, chả lụa, bì ,......cho tới súc sich Đức mà có thời gian ở Sài gòn người ta quảng cáo rầm rộ.

  Rồi thời gian gần đây xuất hiện mấy xe bánh mì......Thổ nhỉ Kỳ ! Xe được trang trí lịch sự và lúc nào cũng có kèm dòng chữ Doner kebab.

Một hôm tui ghé vào mua ăn thử, coi bánh mì ....Thổ nhỉ Kỳ nó khác bánh mì VN chỗ nào .

   Cô bán bánh rút trong ngăn tủ một ổ ......bánh mì VN rồi cắt làm đôi. Một nửa cô cất lại vào tủ, một nửa cô rạch ra và cho “nhân “vào, không quên xịt Mayonnaise. Nhân bánh là tổng hợp hằm bà lằng thịt, trứng, rau,....Xong, ổ bánh được cho vào túi giấy rất lịch sự và có kèm theo cây.....tăm xỉa răng !

   À quên, tui suýt quên khâu cuối cùng là cổ đưa nửa ổ bánh vừa làm xong vào cái bàn ép nóng ( trông giống như cái khuôn làm bánh tổ ong ngày xưa vậy. ). Chừng 1 phút sau, cổ lấy ổ bánh ra, nó nóng hổi và .....dẹp lép như con tép. Đó là quy trình sản xuất toàn bộ nửa ổ bánh mì nhận thập cẩm trị giá 20k.

   Tui cắn thử một miếng. Ô la la ! Ngon tuyệt. Cái vị chua chua, béo béo, giống như đang ăn miếng bánh pizza vậy . Thì ra, bánh mì Thổ nhỉ Kỳ là sự kết hợp giữa =vỏ bánh VN + nhân là nguyên liệu pizza + ép nhẹp lép như con tép !

   Không biết nhận xét tui có đúng không, nhưng appetit, hợp khẩu vị, dù anh cách xa tui hàng ngàn cây số anh Thổ nhỉ Kỳ ui.

         Bye, 8.1.2021

         Lê Xuân Sang




https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 208332 visitors (392714 hits) on this page!