Nhớ ơn một lời nói




Nhớ ơn một lời nói

Bên nội tôi bắt đầu định cư nơi vùng nầy đất hoang vu và nước phèn chua lúc ông nội được mười tuổi. Năm ba căn nhà nhỏ xa xa với mái lá thấp lụp sụp núp sau rặng trâm bầu khoãng hai cây số phía sau xóm Xã Thoàn, xóm nầy mang tên ngộ nghĩnh xa lạ  Hậu Bối. Tôi không hiễu nguồn côị ca địa danh tên nầy. Có một điều tôi hiễu rõ người dân nơi nầy rất chất phác và mộc mạc. Ông nội tôi mồ côi cha mẹ từ lúc mười tuổi tên Mai, cùng người anh lớn mười hai tuổi tên Tiết và người em kế tám tuổi tên Dành về nơi nầy đi coi trâu cho người bác họ khá giả đã lập nghiệp từ lâu. Hậu Bối là vùng đất hoang vu, phân chia hai mùa rõ rệt, mùa khô hạn và mùa nước nổi. Vào mùa nước, chung quanh nước bao ph như một đại dương rộng lớn, những mầm năng dày đặc nhú lên cao khõi mặt nước như trãi thãm cỏ xanh chiếm ngự c dãi đất rộng bao la trãi dài tưởng chừng tận cuối chân trời, Năng là loại cỏ sinh trưởng trong nước có độ pH rất thấp, nơi nầy ngoài những mầm năng không có cây cỏ nào khác hơn có thể sống và tồn tại ở vùng đất nước phèn chua. Cá không sinh sống được trong nước và hình như không có sinh vật nào khác có thể phát triễn nơi nầy. Mùa khô, không một cây cỏ chung quanh, đất khô nứt từng mãng lớn. Lớp đất mặt phũ màu vàng ngà ngà pha đen, vào những đêm ánh trăng trãi dài trên cánh đồng hoang, đứng giữa đồng như lạc vào một hành tinh khô cằn huyền bí. Đất khô nứt nhưng không có cát mịn như sa mạc. Khô nứt, bén nhọn và cứng tưỡng chừng như đi trên đá. Sa mạc thỉnh thoãng có thể tìm thấy một vài sinh vật sống, nơi cánh đồng hoang không có sinh vật cỏ cây, chỉ ngữi được mùi nồng nồng cay cay do hơi nước phèn từ kẽ nứt sâu dưới đất bốc hơi lên.

Cha mẹ mất sớm, Ông Nội tôi không có một vật gì gía trị nào khác ngoài cái quần cụt cũ đen trở màu vàng xám đậm do phèn đóng nhiều năm và manh áo rách vi đã vàng mục vá díu ch dính vào nhau tạm bợ. Mặt cháy nắng làm làn da trên mặt trở thành màu vàng đen sậm, chân và tay đóng phèn vàng tất c mười ngón. Mới mười tui thân hình ốm nhỏ da đen sạm do nắng cháy da, thiếu ăn, thiếu vi che thân, tóc trỗ màu hung vàng. Hàng ngày cởi trên lưng trâu đi cầm trâu vào mùa nước ni. Phương tiện di chuyễn vào mùa nước ni là cưỡi trâu hoặc chống xuồng lướt trên cỏ. Trong khi trẻ con vùng quê nội được ăn sáng bằng cơm nguội hay mấy c khoai, còn nội tôi thì lặn hì hụp nhổ nhửng mầm năng non, có khi hái được mấy trái bình bát bên bờ giếng cạnh chuồng trâu cho bửa ăn sáng đở lòng. Cơm chiều có mấy khi no trong quãng đời làm mục đồng của vùng quê hoang vắng mộc mạc nầy. Mỗi ngày một buổi ăn do người làm của ông bác họ đem tới vắt cơm đựng trong nồi nhôm nhỏ móp méo dơ bẩn và một ít nước mm đồng, ăn xong nội tôi phi uống nước kế bên con trâu đang cởi, nước phèn nầy cá cũng chê không thèm vào sống, nhưng trẻ mồ côi như nội đã làm quen với sông nước và cỏ vùng đất hoang vu nầy nước dù có phèn khó uống cũng không làm chết được sự bền bĩ chịu đựng cũa tấm thân đã gánh nhiều nỗi bất hạnh trên trần đời. Trong trí thơ ngây, nội biết mình làm người, mang vóc dáng con người, nhưng không được đối xử như những đứa cùng xóm có mẹ cha có mái nhà. Nội ao ước như những trẻ bình thường khác, nhưng thân phận mồ côi nội đã âm thầm sống không biết sẽ mang kiếp con người bao lâu nữa? Sống với trâu, cởi trên lưng trâu, hình như nội chỉ ăn khác hơn trâu ngày một lần vào buổi trưa, còn những giờ khác thì nội hái năng ăn, trâu cũng gậm nhấm cỏ năng. Dân da đen sống trên đất Mỹ bị biến thành nô lệ, Nội sống trên quê hương mình bị biến thành nô lệ cho chính người bác họ hàng mình. Thân không cha mẹ chỉ muốn tìm nơi sống nương thân. Năm năm sống làm mục đồng trên mãnh đất hoang dã, người anh lớn hiểu hơn về cuộc đời, ông bỏ đi biệt xứ. Trước khi đi ông gạt nước mắt nói với hai em:

Thằng  Mai, thằng Dành, Anh không  thể đem hai em theo, một mình đã không sống ni,  đem hai em theo mình sẽ chết chùm với nhau.  Hai đứa bây ráng  ở lại, chừng vài năm anh anh  làm kiếm sống sẽ  về đem hai em đi. Mình không thể ở đây uống nước  mm đồng và  chăn trâu suốt  đời. Ông bác  hai nầy  bắt mình làm không công lại không cho ăn uống. Không  đối xử mình như l̀ời hứa với ông bác Năm.

Mai hỏi lại

Sao  mình không về méc lại ông bác Năm?

Dành chen vào:

Tui không  muốn ở đây, nhưng mình biết  phải ở  đâu?

Tiết nói với Mai và Dành :

Xứ  mình tận Vĩnh Long xa lắm, Về không được, chưa  đi nửa đường tây  đã  bắt không còn mạng sống. Đi bộ không bao giờ  tới. Dọc đường thì chết đói rã xương. Ráng  thêm vài năm nữa anh em mình lớn sẽ tìm cách sống  riêng.

Mai hỏi thêm:

Bác  hai hứa  gì vậy?

Tiết trã lời với bực tức:

Ỗng  hứa sẽ trã công cho anh em mình và sẽ chia đất cho  mình làm ăn sau ba năm ở đợ không tiền công.

Dành nói như khóc:

Bác  hai ở ác quá, coi mình thua con trâu của ổng, không  cho ăn đủ, ngủ  thì ở ngoài sân, trâu còn có mùng, có chuồng  trốn muỗi mòng, anh em mình phải trốn trong đng  rơm, ổng lại không  có trả công, mình là đầy  tớ thua súc vật.

Tiết an ũi:

Tụi  em yên tâm, anh đi vài năm trở về,  nhứt định đòi  lại những gì ổng hứa với anh em mình. Ráng sống  chờ anh về.

Tiết ra đi không lời nào từ gĩa người bác họ. Mai và Dành ỡ lại tiếp tục kiếp sống với những ngày ở đợ không tiền công chỉ đổi vài chén cơm chan nước mấm qua ngày. Chú và bác trong làng dạy cho Mai và Dành cách đào hầm bắt thêm cá, đặt bẫy chim, phần ăn hàng ngày được thêm nhiều thức ăn phụ vào phần nước mấm đồng và cơm.

Phần nước mấm mỗi ngày còn dư, anh em cũa Mai uống hết không đễ mang trả về nhà chủ. Mai mang mối giận trong lòng nên mỗi lần còn thừa nước mấm mặn uống hết vào cho nhớ không quên bác hai đã đối x tệ với anh em Mai.

Mai vừa uống nước mấm mặm vừa nhìn về hướng nhà bác hai với giọng căm hờn:

Tao  uống nước mấm để nhớ hoài cách đối xử  với con cháu của bác hai. Uống để coi khi ổng  nghèo ổng sống làm sao.

Mai và Dành lớn ra dáng thanh niên. Hai anh em kiên nhẫn đợi anh ba Tiết tr về. Ba năm sau, Tiết trở về như hẹn với hai em. Tiết và nhóm bạn có mang theo mã tấu và giáo mác đi thăm chung quanh xóm như phô trương sức mạnh, nhưng Tiết không muốn gặp người bác họ. Tiếng đồn về Tiết và nhóm người đi theo đến bác hai, Tiết chỉ nhắn tin:

Nếu  bác hai không chia đất  cho thằng Mai và thằng Dành tui sẽ lấy cái đầu  của ổng quăng  xuống đìa trồng  bình bát.

Lúc nầy phong trào nỗi dậy của tá điền nổi lên chống địa chủ, bác hai nghe tin hăm dọa ca Tiết nên bàn với vợ:

Cho  tụi nó mỗi đứa vài công đất phèn không gía  trị sau Hậu Bối không ai muốn thì cũng không mất  mát gì.

Vợ bác hai gật đầu đồng ý:

Ừ  thì cho tụi nó, không thì nó đem bọn liều mạng  đến làm phiền  phức. Mình  là chén  kiễu không muốn đụng với gáo  dừa.

Bác hai cho người kêu Mai và Dành đến nói chuyện, bác hai mở lời:

- Bác biết công cũa mấy cháu làm mấy năm nay, bây giờ bác giữ lời hứa chia cho mỗi đứa bốn công đất ở Hậu Bối để làm ăn.

Mai và Dành biết bác hai sợ anh ba Tiết nên mới chia đất cho mình, nếu anh ba Tiế̀t không lên tiếng thì bác hai không bao giờ đưa đất.

Mai rất giận trong lòng nhưng vẫn lễ phép trả lời nữa như hăm dọa:

Anh  ba Tiết có về, gởi lời thăm bác, anh mắc đi  công chuyện nên không ghé thăm bác được. Anh hứa  chừng nào có dịp sẽ đến gặp bác.

Mai và Dành được đất cũa bác hai chia, kết quả do lời hăm dọa của anh ba Tiết, nên cả hai nhận được đất ruộng dù không là đất tốt nhưng cũng có nơi chỗ sống. Mai và Dành cùng ở trong Hậu Bối, lo đào ao, đấp bờ nuôi cá, trồng cây lên vườn, làm ruộng. Cuộc sống Mai và Dành dù trong cnh nghèo nhưng ổn định không phãi đi ở đợ không công, ít ra có mái nhà nh ấm cúng che thân. Rồi Mai kết hôn với cô gái gia đình cùng xóm, cùng hoàn cnh mồ côi như Mai. Chẵng bao lâu gia đình Mai có được thêm by trai và một gái. Mai luôn nhớ đến những ám nh cuộc sống thời thơ ấu nên lúc nào cũng nghỉ đến làm sao cho cuộc đời các con sau nầy không vào kiếp ở đợ nô lệ như mình đã trãi qua. Mai dành thời gian cho mấy đứa con trai đi ra Xã Thoàn học trường làng. Mai lúc nào cũng căn dặn vợ và các con:

Không  có chữ trong đầu là chỉ ở đợ chăn trâu cho  bọn người giàu. Dù mình nghèo không văn hóa, nhưng  cũng nên ăn hiền ở lành, không nên sống thất  đức, mình nghèo nên giúp người ngặt, đừng  thấy người ngặt mà ép người ta. Trời có mắt,  đất có lòng, ơn trên không phụ người lành. Học  hành là nguồn mở mang cho mình.

Mùa khô hạn, Mai và các con lên bờ, đào giếng, trồng thêm trâm bầu và dừa nước đễ giữ đất và x được đất phèn, giếng đào sâu chứa nước ngọt nuôi cá chăn gà chăn vịt thêm lợi cho gia đình. Ba Tiết đi theo bọn người cách mạng, giúp đở người nghèo, vì từng bị bọn người giàu tham lam áp bức nên Tiết rất tích cực trong công việc làm xã hội bình đẵng. Ba Tiết ôm giấc mơ ngày nào đó sẽ đem bình đẳng cho mọi người, lấy của bọn giàu tham lam bốc lột tàn ác như bác hai, chia cho những người nghèo như anh em của Tiết, và sẽ trừng phạt như những người như bác hai đã ngày ức hiếp anh em của Tiết. Không lâu sau đó, có những buổi họp trong vùng sâu, những người lo đại sự chuyện bình đẳng xã hội, với những danh từ, độc lập dân chủ, bình đẵng, cường hào,tương lai dân chủ được đưa đi để lập xã hội mới. Mai và Dành không đi theo ba Tiết vì không muốn làm những chuyện về xã hội. Còn Mai và Dành chỉ biết làm ruộng để sống nên không theo anh. Ba Tiết đã đi theo bọn người cách mạng làm chuyện lớn, tin của Ba Tiết biền biệt từ đó. Mai và Dành ở nơi Hậu Bối không đi đâu nữa chấp nhận và an phận bắt đầu cuộc đời mới.

Nhờ lời của anh Ba Tiết đòi lẽ phãi cho anh em, ông nội tôi đã thay đổi cuộc sống, những thế hệ sau nầy của ông không còn sống như cuộc đời khốn khổ của ông đã trãi qua. Lời dặn dò của ông “Có ch trong đầu, trời có mắt, đất có lòng, mình nghèo nên giúp người ngặt” Ông nội đễ lại lời dặn dò đơn giãn dễ hiểu đã hơn trăm năm, đi vào lòng con cháu qua mấy thế hệ.  Câu chuyện bắt cháu làm nô lệ, không tình người được Ba tôi nhắc lại cho con cháu đời sau nhớ ơn Ông ba Tiết. Thật là trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

San Jose, March 4,2015

Lý

https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 195770 visitors (361451 hits) on this page!