Ký sự du lịch hậu Covid-19. Phần 18.
4/7/2020

Hôm nay, theo dự kiến, điểm đến cuối cùng là bãi biển Thừa Đức, đoạn đường còn lại chỉ chừng 33km, mà bây giờ mới là 10:30 sáng, nên chúng tôi chẳng vội vã gì. Chiếc Suzuki Vitara 2 cầu dành cho địa hình đồi núi với đèo dốc phức tạp, rừng rú khó đi, trong cuộc lang thang này chỉ để cho tôi lấy lại cảm giác lái (sau hơn 10 năm “treo bằng”), chuẩn bị cho chuyến đi xuyên Việt cuối năm, nên nó có vẻ như cũng “buồn ngủ” theo cái nhịp độ “monotonous” của cảnh quan trên các hương lộ... DH16, DH10, DH14. Vì vậy mà lúc vượt sông Ba Lai tôi cũng chẳng hề hay biết! Đến khi bà xã kiểm tra trên google maps nói ủa sao bản đồ chỉ mình đang vượt sông Ba Lai rành rành mà giờ lại “phom phom” trên đường nhựa? Tôi đang tập trung lái xe, cứ đường lộ mà chạy, không hề nghĩ mình đang “bơi” qua sông Ba Lai, định trách cái Ông Gu Gồ đôi khi cũng “tào lao bác xế”, chỉ chỏ trật lất, thì chợt thấy cái cống ngăn mặn chần dần trước mặt, ghi là Cống Ba Lai chiều dài 135m chiều rộng khống chế 6,5m!
Thì ra nãy giờ không phải con Vitara “bơi” qua sông mà là chạy trên mặt Đập Ba Lai! Nhờ đi chuyến này, mình thấy thực tế ngành thủy lợi cũng đã có nhiều công trình ngăn mặn lớn, để đối phó với nước biển xâm nhập trên dọc bờ biển Nam Bộ, nhưng vì khối lượng nước ngọt thượng nguồn Mekong bị chặn bít thô bạo bởi quốc gia láng giềng “Đại Hán du côn”, cùng với biến đổi khi hậu, khiến ĐBSCL thiếu nước ngọt trầm trọng trong các tháng vừa qua! Điều đó khiến chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn nữa, cái mà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng nói: bi kịch của ta là sống ngay bên cạnh gã khổng lồ gian ác và tham lam!
Bài học địa lý hồi Trung, Tiểu học dựa theo tư liệu thời Pháp chép rằng sông Mekong đổ ra biển Đông bằng 9 cửa, nên còn được gọi theo tiếng Việt là sông Cửu long, tức 9 con rồng! Gồm: Tiểu, Đại, Ba lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc(từ chữ Bassac, sông Bassac hay Hậu Giang), Tranh Đề(tức là Trần Đề). Vào thập niên 1960, do phù sa dồi dào đưa đến từ thượng nguồn Mekong, bờ gần cửa Ba Thắc lấn dần ra biển, cùng lúc đất Trần Đề cũng kéo dài ra xa, khiến cửa Ba Thắc dần dần nằm lại sâu phía trong cửa Trần Đề. Ba Thắc không còn là cửa biển mà chỉ là cửa 1 con sông tên là sông Cồn Tròn! Cửu Long chỉ còn 8 cửa.
Bây giờ, sông Ba Lai đã xây đập, đặt cống, nhưng không bít hẳn, vẫn còn đóng, mở để tàu thuyền qua lại.
Chúng tôi, tạm dừng tại miệng cống Ba Lai, vừa để nghĩ ngơi, vừa để nhìn tận mắt 1 cống ngăn mặn lớn mà tình cờ đi ngang, đồng thời hỏi thăm dân địa phương đường sá đi về biển Thừa Đức.



No photo description available.
Nếu không qua cống Ba Lai, phải trở về Bến Tre rồi đi tiếp thì đường xa gần gấp đôi!






No photo description available.


Image may contain: sky, cloud, bridge, tree, plant, outdoor, water and nature



Image may contain: Phước Minh Mong, sky, tree, bridge, cloud, hat, plant, outdoor, nature and water



Image may contain: Phước Minh Mong, smiling, hat, sky, tree, outdoor, close-up and nature



Image may contain: 2 people, people standing
Hỏi thăm chị chủ quán


Image may contain: 2 people, including Phước Minh Mong, hat, outdoor and close-up 
Anh chủ quán  cống Ba Lai

Image may contain: cloud, sky, tree, plant, bridge, outdoor and nature



Image may contain: sky, bridge, plant, tree, cloud, outdoor, nature and water



Image may contain: cloud, sky, tree, outdoor, nature and water



Image may contain: cloud, sky, bridge, outdoor, nature and water


THĂM  CHÙA VẠN PHƯỚC

Từ đây về Thừa Đức chỉ khoảng 22km, trên đường bà xã muốn dừng lại thăm chùa Vạn Phước, nổi tiếng đất Ba Tri vì qui mô và bộ sưu tập cây kiểng.
Như thường lệ, tôi chỉ quanh quẩn bên ngoài, chụp choẹt ảnh ọt để vui theo cái vui của bà xã, một niềm vui thanh tịnh, bình an!
Thật tình, không biết từ bao giờ, tôi ít có hứng thú viếng các ngôi chùa đồ sộ, hào nhoáng với sắc màu rực rỡ khoe vẻ lộng lẫy trong cõi đời trần tục này!
Tôi thích cái trầm mặc, u tịch của những mái chùa ...xưa ẩn mình sau tán lá, với rêu phong cũ kỹ thắm nhuộm sắc thời gian! Tôi yêu cái giản dị chân phương của các ngôi chùa quê, khi ngân nhẹ tiếng chuông lúc chiều xuống bên hè! Thật là may mắn và thú vị khi hơn một lần chúng tôi đã được đi qua những nơi đó, ở quê nhà Ô môn, ở Huế, ngoại ô Hà Nội…và gần nhất là khi leo núi Yên Tử lên thăm chùa Đồng vào năm 2018.
Với tôi, ngày nay có nhiều thứ đã tạo nên 1 khoảng cách biệt, ngày càng xa cái bản chất làm thành tính ưu việt của đạo Phật, 1 tôn giáo khiến nhà bác học cha đẻ thuyết tương đối, Albert Einstein, đã từng dành thời gian nghiên cứu rồi ngưỡng mộ! Ông đã viết:
“Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science).
Thôi kệ! bất kể hình thức thế nào, bất kể ở đâu, chỗ đồng không mông quạnh hay là chốn “đô hội lao xao”, miễn đó là nơi để bá tánh đến cầu mong điều tốt lành, phúc thiện! Nghĩ thế, lòng tôi cảm thấy 1 làn gió mát nhẹ thoảng qua, dù đang đứng giữa trời trưa nắng cháy!


Image may contain: Phước Minh Mong, hat, outdoor and close-up
Chùa cổ trên đường lên Yên Tử, 2018.





Image may contain: 2 people, including Phước Minh Mong, outdoor and nature
Cứ cười tươi đi, rồi sẽ ...méo miẹng khi leo lên các bậc cấp phía sau lưng!
 

Image may contain: 1 person, plant and outdoor

Rêu phong !

Image may contain: 1 person, standing, plant, flower, tree, outdoor and nature


Image may contain: plant, tree, house, outdoor and nature


Image may contain: plant, grass, tree, outdoor and nature


Image may contain: sky, plant, outdoor and nature


Image may contain: sky, cloud, car and outdoor



Image may contain: cloud, sky, outdoor and nature


Image may contain: 1 person, standing, plant, tree, flower and outdoor


Image may contain: cloud, sky and outdoor



Image may contain: sky, cloud, tree, plant and outdoor


Image may contain: 1 person, tree, plant and outdoor



Muốn đọc các bài cũ, mời bấm vào TRANG  BẠN VIẾT
 

https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 225742 visitors (428476 hits) on this page!