Chuyện bây giờ (tập 1)
17/12/2020

CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ (tập 1)

CÁI PHÚT BAN ĐẦU “LƯU LUYẾN” ẤY

                          x X x

Nhân vừa đọc xong 2 quyển tự truyện (kiêm hồi ký) của anh Bùi Tho, ký ức ngày xưa một lần nữa sống lại trong trái tim và cái đầu già cỗi của tui Description: ?.....

Chúng ta tạm dẹp qua những “nhạy cảm” về chính trị ( nếu có) mà ở đây tôi chỉ muốn ôn lại một khoảng thời gian trong đời ,cái gọi là “ THỜI HỌC SINH” ăn chưa no,lo chưa tới,còn trong vòng tay bảo bọc của mẹ cha và để biết rằng ở nước ta trong khoảng thời gian đó có những sự việc như thế, như thế....

Nhận thấy những chuyện anh Bùi Tho chủ yếu đăng những kỷ niệm thiên về cơ sở vật chất như nhà, cửa, công thự, cây cối... Còn mình chủ yếu khai thác những"góc khuất" , những ngày tháng "ăn dầm, nằm dề" với những vui, buồn nơi ngôi trường thân yêu này Description: ?; qua góc nhìn của người phương xa nhìn về nó.

Trong 3 niên khóa ở đây, có rất rất nhiều chuyện để nói nhưng mình chỉ kể lại những chuyện mà có thể kể được, còn những chuyện.... gọi là "khó nói" thì xin không nói ra đây. Hihi Description: ?.

Cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ!

o O o

Trong bài có một số ảnh lấy từ trên mạng, mục đích để bài viết sinh động hơn, không vì mục đích thương mại. Đề nghị tác giả cho phép được đăng.

Đa tạ.

I ) CÁI PHÚT BAN ĐẦU LƯU LUYẾN ẤY ...

Nhớ lại cái ngày đầu tiên bỡ ngỡ rời khỏi vòng tay của ba mẹ để bước vào môi trường mới đầy lạ lẫm với cái tên TRƯỜNG TRUNG HỌC NÔNG LÂM SÚC BẢO LỘC.

Sau những phút giây mừng vui vì nghe tin được đậu vào một trường có tiếng là đẹp và lớn thời bấy giờ, ngoài ra tui hổng còn biết gì khác nữa . (Hồi đó đâu có tài liệu,sách báo nhiều như bây giờ,nhất là mạng Internet ,cần gì thì cứ tra Google là biết ngay. ).Mọi việc đều nằm trong trí tưởng tượng và hiểu biết hạn chế của một thằng vừa hoàn tất lớp đệ tứ như tui.

Vậy là sau phút giây mừng vui ,hâm hở lúc đầu là những lo lắng,lo toan. Nào là ở trên đó có giống như Biên hoà,nơi mình sống từ nhỏ tới giờ. Phố chợ có đông người không? Rồi ăn,ở thế nào ?

Theo như thông báo của trường về quy định đồng phục ,má dẩn tui ra chợ Biên hoà mua 2 bộ đồng phục áo trắng,quần xám. (Còn áo nâu thì chỉ mặc những năm sau này ,lúc thực hành nông trại ).

Rồi má mua cho cái Vali thiếc để đựng quần áo và những thứ cần thiết mang theo lúc xa nhà,kể cả ...thuốc men đem theo dự phòng lúc cảm cúm trở trời hay đau bụng ...Description: ?( làm như ở trên đó là xứ “ khỉ ho cò gáy” không có nhà thuốc Tây vậy .) Description: ?

Rồi cái ngày ra đi nhập học nơi trường mới cũng tới.

*Nhật ký ghi:

" Chiều thứ năm, 27.7.67 , ba dẫn mình xuống nhà dì hai ở Hòa Hưng ngủ nhờ để sáng sớm hôm sau ra bến xe Petrus Ký đi Bảo Lộc (chú thích :bây giờ là đường Lê Hồng Phong).

Thứ sáu, ngày 28.7.67, lúc 5 giờ sáng ra tới bến xe đã thấy Nguyễn khắc Dũng, Huỳnh Đăng Minh, Lê Văn Trung, Đoàn Minh Hùng đang đứng ở đây cũng chuẩn bị lên Bảo Lộc nhập học . Không hẹn mà gặp mấy đứa bạn học cũ Ngô Quyền cùng đi chuyến này, thiệt vui.".

o O o

Thú thật, tui có thói quen viết nhật ký từ tiểu học. Chủ yếu ghi ngày tháng và sự kiện sảy ra lúc đó một cách vắn tắt. Nhưng tiếc rằng sau hơn 50, khi lật đến trang này thì nó quá.... vắn tắt như trên .

Số là cuối niên khóa 65-66 Dũng,Minh,Trung đã xong lớp đệ ngũ trường Ngô Quyền, Biên Hòa. Nhưng khi thi vào NLSBL lại thi vào đệ ngũ( niên khóa 66-67) nên học double 2 năm đệ ngũ. Vậy là năm nay (niên khóa 67-68) tụi nó học đệ tứ NLS thì tui vào đệ tam NLS.

Thấy mấy đứa tụi nó đi xa nhà mới một năm mà đứa nào trông cũng dạn dĩ, chững chạc vô cùng, trong khi mình như "thằng khờ ra tỉnh" Description: ?.

Lúc ở bến xe Petrus Ký tiển con mình lên đường chắc ba nghĩ chuyện cũng bình thường và yên tâm vì có mấy đứa bạn học đi chung chuyến xe.

Xe khởi hành lúc 7 giờ sáng, đến 13 giờ 30' thì đến nơi.

Lần đầu tiên trong đời rời xa gia đình thân yêu ,có ba,có má ,có anh,chị ,em thì cái phấn khởi ban đầu nó bay đâu mất,chỉ còn tồn lại cái lo lắng suốt trên con đường đi.

Thời điểm năm 1967, chiến tranh đang diễn biến ác liệt . Chỉ những ai sống ở chợ,thị trấn ,thị xã thì còn cảm thấy yên bình nhưng khi ra vùng ngoại ô, không khí chiến tranh lộ rõ dần.

Lần đầu tiên tui thấy thế nào là rừng giã tỵ ( nghe nói do bà Trần Lệ Xuân trồng ? ) kéo dài hàng cây số , thẳng tắp giống như rừng cao su, nhưng lá to như lá bàng.

Rồi tới mấy hòn đá to lớn chồng lên nhau ở Định quán. Qua khỏi Định quán, đường xấu dần. Bắt đầu ổ gà, ổ voi. Phần do địa thế dốc nên sức nước từ trên đổ xuống khiến đường mau chóng xuống cấp, thứ hai là do... con người phá !

Chuyện quốc lộ 20 ngày ấy bị đấp mô như cơm bữa.( Nói như cơm bữa không phải bữa nào cũng bị, mà bữa có bữa không ! Description: ?Description: ?. Cái chuyện bị đấp mô tui sẽ kể ở đoạn sau)

Rồi trên đường đi, sát lộ có những đồn lính mà chung quanh hàng rào kẽm gai bảo vệ họ treo lủng lẳng những quả lựu đạn đong đưa theo gió thấy mà lạnh sống lưng.

Khi xe qua miếu 3 cô, bước vào đèo Chuối, đèo Bảo Lộc thì không khí lạnh từ vách núi tỏa ra và nước chảy từ khe núi xuống càng thêm ẩm ướt khiến mình cảm thấy như sống trong vùng ôn đới. Và lần đầu tiên tui mới biết thế nào gọi là " đèo". Đó là con đường quốc lộ ôm cua nối từ ngọn núi này qua ngọn núi kế tiếp trong hàng hàng lớp lớp núi của dãy Trường Sơn. Một bên là vách núi, một bên là vực sâu nên tai nạn sảy ra thường xuyên trên những cung đường này do tài xế yếu tay nghề hoặc bất cẩn.

Trên sườn núi cheo leo, nếu nhìn kỹ sẽ thấy những mái nhà sàn nho nhỏ như tổ chim của mấy người thượng, còn ở dưới mặt đất, dọc theo đường lộ thỉnh thoảng họ đi từng nhóm 5,7 người, nhỏ có, lớn có, đàn ông, đàn bà. Họ đi sát lề thành hàng dọc. Đàn bà ở trần, mặc sà rông, mang gùi, đàn ông ở trần, đóng khố , vai mang chà gạc( một dụng cụ đi rừng dùng để phát cây). Đặc biệt, con nít 6-7 tuổi biết theo cha mẹ đi rừng đã biết hút thuốc! Thuốc nó quấn bằng lá (thay vì giấy quyến) như con sâu kèn. Mình mà bập một phát là lăn quay ra ngay nhưng mấy đứa nhỏ nó tỉnh bơ. Description: ?Lần đầu tiên trong đời tui thấy như vậy.

Đoạn đường 200km từ SG đi Bảo Lộc hết hơn 6 giờ đồng hồ. 13h30'xe tới cổng trường.

Thế là tui theo cái đám "ma cũ" khệ nệ khiêng hành lý về lưu xá D tạm để, chờ làm thủ tục nhập trường.

Chiều hôm đó tui đem mớ giấy tờ lên văn phòng trình diện và làm thủ tục nhập học. Nhưng tới nơi thì nhận được tin sét đánh:

Vì lý do kinh phí eo hẹp, phòng ốc ở lưu xá không được chỉnh trang hoàn chỉnh nên niên khóa 67-68 không nhận học viên nội trú mới của 2 cấp lớp đầu vào là đệ ngũ và đệ tam !

Trời đất! Cái thông báo quá "ác" như sét đánh ngang tai của một thằng nhỏ 16 tuổi vừa mới xa nhà !

Sao nhà trường không thông báo trước đó để phụ huynh, gia đình người ta định liệu? Để rồi khi vượt mấy trăm cây số mới nhận được tin "ác". Quả là một sự hụt hẫng lớn. Rồi mình sẽ ăn, ở đâu?

Cái đầu óc nhỏ bé của tui lúc đó trở nên mụ mị không còn biết tính toán thế nào. Vậy là quyết định : QUAY VỀ !

Nhớ lại chiều hôm đó tụi thằng Dũng, Minh, Trung , cái đám "ma cũ" vui vẻ, lao xao rủ nhau đi ăn, uống cà phê, cà pháo... thì thằng tui ngồi buồn thiu trên cái giường sắt, trong phòng lưu xá D bên cạnh cái vali mới cáu mới sắm . Tụi thằng Dũng có rũ tui đi cùng nhưng lúc đó đang rầu nẫu ruột nên nói :

- thôi tụi bây đi đi, để tao coi phòng cho.

Rồi tui cứ ngồi đó cho tới khoảng 21h, tụi nó ồn ào trở về đưa cho tui 1ổ bánh mì .... ăn tối Description: ?.

Tối đó tui ngủ chung giường với thằng Huỳnh đăng Minh trong cơn mưa dai dẳng đặc trưng của miền núi ( nhật ký của tui có ghi chi tiết này).

Bây giờ, sau mấy chục năm ngồi nghĩ lại mà tức cười quá, không hiểu sao lúc đó mình có quyết định "dại khờ" như thế !? Description: ?

Thế rồi sáng hôm sau (thứ bảy, 29 tháng 7.1967)tui quyết định back home trở về cố quận. Tội nghiệp, tụi thằng Dũng, Minh, Trung cản không được (vì tui đã quyết tâm rồi Description: ?) nên tụi nó đành phụ giúp tui xách cái vali từ lưu xá D ra cổng trường đón xe về nhà, mà không quên mỗi đứa nhét vào túi tui .... cái thư nhờ tui chuyển về nhà báo tin cho ba má tụi nó. Description: ?

Chuyến đi hâm hở ( mặc dù có lo lắng) bao nhiêu thì chuyến về buồn hiu hắt bấy nhiêu. Chiếc xe đò 50 chỗ long lên xồng xộc mỗi khi vượt qua ổ gà, ổ voi. Những con ốc vít vô hình trong chiếc xe già nua nghiến lên ken két . Thời đó thường là xe cũ chứ không được xe mới cáu, máy lạnh như bây giờ. Quốc lộ 20 đi Saigon-Đà Lạt lúc đó chiều ngang chỉ chừng 5m, không rộng và thoáng như hiện nay, hai xe lớn đối diện tránh nhau rất khó.

Nếu nói quảng đường 200 cây số đi trong 6 giờ 30' ở vào thời điểm đó thì được gọi là " nhanh", nhưng còn "nếu có vấn đề" là phải 2 ngày và ở lại đêm tận hưởng cảm giác "mưa lạnh lưng đèo" là chuyện bình thường như trường hợp của tui chuyến về lần này. Description: ?

Đó là khi xe đang chạy ngon trớn đâu tầm 10h thì bỗng thắng gấp lại. Tôi đang mơ màng thì choàng tỉnh dậy. Phía trước xe lớn, xe nhỏ đậu thành hàng dài cả cây số. (Trong nhật ký của tui lúc ấy không ghi rõ đây là địa điểm nào, nhưng nếu tính khoảng thời gian từ lúc depart ở Bảo Lộc thì chắc áng chừng đang ở mấy cái đèo Bảo Lộc hay đèo Chuối gì đó).

Lúc đó tui đang ngồi ghế sát cửa xe. Trời bên ngoài mưa lất phất, lành lạnh kiểu mưa rừng nhiệt đới vừa ảnh hưởng địa thế cao nguyên, cao 900m so với mực nước biển.

Trong bụng thầm nghĩ, chắc phía trước có tai nạn giao thông gì đó nên xe mới bị kẹt như vậy. Đang nghĩ miên man, chợt nhìn ra ngoài thấy 3-4 anh đội nón..... tai bèo, vai mang súng từ xa đi tới. Nhìn xuống dưới chân của mấy ảnh : dép râu!.

Cha mẹ ơi ! Cái trực giác của tui chợt lóe lên : mấy ông Giải phóng!

Thiệt là từ cha sanh, mẹ đẻ tới giờ tui mới thấy "mấy ông VC" bằng xương bằng thịt !Description: ?. Trước đó cũng biết nhưng toàn là trong sách vở và báo chí. Lúc đó chiến tranh đang ác liệt, chiến dịch tuyên truyền giữa 2 bên cũng ....ác liệt. Với thằng nhóc 16 tuổi sống từ nhỏ ở trung tâm thị xã Biên Hòa mới xa nhà, thì cái hình ảnh đầu tiên thấy mấy "mấy ông Việt cộng" quả thực tui hơi "rét", nhưng tự trấn an, mình là học sinh chắc..... không sao Description: ?. Thực ra mấy ảnh đi từng xe ra hiệu mọi người bước xuống.

Mấy bác tài và mấy bà bạn hàng chắc từng gặp việc này thường xuyên nên có vẻ bình thường, nhưng tui thì hơi....run.(lúc đó mấy bác tài thường gọi mấy anh giải phóng là "anh ba". )

Thực ra, sau khi tập trung mọi người lại,( khoảng vài chục người,) thì có một chú lớn tuổi, độ chừng 45-50 gì đó đứng ra nói về chế độ, chính sách của Giải phóng. Bài nói rất dài nhưng tui chỉ còn nhớ đại khái: bà con cứ tự do làm ăn và mấy cháu nhỏ cố gắng học hành nhưng đừng nghe theo bọn Thiệu, Kỳ, Khiêm.....Description: ?Description: ?

Còn một chi tiết nữa. Khi cái ông chính trị viên đang diễn thuyết thì bỗng có 2 phát đại bác từ đâu rớt xuống gần đó Ầm! Ầm! Tui và một số người quýnh quáng ngồi thụp xuống, và có một số người chui hắn xuống gầm xe vì sợ...văng miểng, có một số bà " A Di Đà Phật" hoặc " Giê- su ma! " lia lịa Description: ?Description: ?. Chỉ có mấy chú giải phóng và mấy bác tài thì tỉnh bơ. Chắc vì đã quen cảnh này nên không sợ. Description: ?

Chừng 1 giờ sau, lịnh dừng xe được giải tỏa thì cũng quá trưa, mừng hú vía,. tui móc trong túi xách tay,lôi ổ bánh mì (mua từ sáng ở Bảo Lộc)ra... tự thưởng cho mình nửa ổ vì dự phòng đường xa, phải ăn nhín nhín.Description: ?

Rồi xe cà rịch cà tang chạy chừng vài chục cây số nữa thì lại nằm đường, cùng với đoàn xe dài ngoằng hàng cây số. Lần này là do đường hư, vướng phải bãi lầy và cây đổ ngang đường( do đắp mô lúc tối) chừng chục mét. Từng chiếc xe chở nặng ì ạch bò qua phải "tăng bo" , phải nhờ mấy chiếc xe reo của quân đội dùng dây cáp kéo. Cứ tưởng tượng giống như con trâu nằm vũng vậy.

Đoàn xe thì dài, mà mỗi một chiếc xe qua được bãi lầy đó cũng mất hơn nửa giờ, vì vậy trời càng lúc càng sụp tối mà đoàn xe qua được chẳng bao nhiêu! Lại còn đoàn xe từ Sài Gòn lên nữa chứ! 2 chiều mà !

Thế là chuyện gì đến phải đến. Tối đó đoàn xe phải nằm lại ngủ qua đêm.

Mà ông trời sao nỡ phụ lòng người!. Chiếc xe đò mà tui đi lại nằm gần doanh trại của lính Mỹ. Đêm đó nó thụt 105 sáng đêm, không tài nào ngủ được.

Sáng hôm sau, trời vừa hửng sáng thì việc SOS xe lại tiếp tục. Cứ lôi khoảng 5 chiếc xe từ hướng SG lên qua bãi lầy thì họ lôi 5 chiếc từ hướng miền trên xuống. Cứ như vậy rồi cuối cùng xe của tui cũng bò qua bãi lầy.

Lộ trình từđây về sau có vẻ thuận buồm xuôi gió. Đến Dầu Dây xe ngừng cho hành khách xuống "xả bộng" , tui mua 3 ghim mía hết 5đ (nếu mua 1 ghim là 2đ). Ăn trong tình trạng vừa đói vừa khát nên cảm giác lúc đó thật tuyệt vời. Description: ?Không bút nào tả được.!

Đến gần trưa, xe chạy ngang nhà thờ Hố Nai , chú lơ lên tiếng :

-bà con nào xuống Biên Hòa thì xuống đây nha. Nếu không, vô SG mới xuống.

Trong đầu óc "nhạy bén" của tui vụt nghĩ: tới Hố Nai là tới Biên Hòa rồi chắc xuống đây được, chứ vô SG rồi quanh ngược về Biên Hòa càng rắc rối.

Vậy là tui ra hiệu cho chú lơ ngừng xe và lấy cái vali ở trên nóc xe xuống.

Đứng trước nhà thờ Hố Nai, tui đưa tay ngoắc đến mấy chiếc xe Lam nhưng nó... chạy tuốt luốt. Buồn muốn khóc ( nhưng chưa khóc. Description: ?). Chẳng lẽ số mình đen dữ vậy ta ?!

Rồi "có chí thì nên". Đến chiếc thứ tư thì nó chịu ngừng, nhưng bác tài nói chỉ chạy tới ngã 3 Vườn Mít thôi. Lúc đó mình không biết Ngã 3 Vườn Mít là chỗ nào nhưng thôi cứ lên đi đại.

Cuối cùng xe ngừng chỗ ngã 3 cây xăng , có địa danh là Đài kỷ niệm chiến sĩ trận vong, còn gọi là Ngã 3 Vườn Mít ! Cách nhà thờ Hố Nai lúc nãy chừng 10km. Đúng là đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Description: ?Chuyến đi này bác tài ăn 10đ.

Vậy mà từ ngã 3 Vườn Mít về nhà tui chừng 5km ông xe Lam khác " ăn" 20đ vì tui "bao cổ" nguyên chiếc. Kệ bi nhiêu thì bi, miễn về tới nhà.

Vừa trả tiền cho ông xe Lam xong, tay cách vali vô nhà với bộ quần áo xơ xác .( Cái áo trắng mới tinh giờ thành áo đỏ vị bụi đất và dầu mỡ vì chui dưới gầm xe !) trong sự ngỡ ngàng của mọi người và lúc đó nước mắt tui tuôn như mưa như chưa hề được khóc bao giờ !

Description: ?Description: ?. Khóc vì tủi thân.

GHI CHÚ:

*Nguyễn khắc Dũng hiện nay có nghệ danh là Hoàng Duy Liệu.Description: ?Description: ?

*Lê Văn Trung thỉnh thoảng có xuất hiện trên FB.

*còn Huỳnh Đăng Minh thì "biệt tích giang hồ", không biết tin tức gì cả Description: ?.

Bình Dương, 14.12.2020
       Lê Xuân Sang

(Mời đón xem tập 2 vào ngày mai )








https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 214067 visitors (407487 hits) on this page!