Giòng sông Tây Nguyên. P7
21/10/2020

Câu chuyện những giòng sông Tây Nguyên. Phần 7.
KS Mong Phước Minh

 
Tây Nguyên dốc đứng cao mù
Về nhà dốc thấp, chổng khu mà trèo!
Quốc lộ 26, trước kia là đường 21, nối liền Tây Nguyên với vùng duyên hải miền Trung. Con đường dài 200km, chạy xuyên núi rừng trùng điệp Trường Sơn đầy hiểm trở, từng là chiến trường khốc liệt của 1 thời lữa đạn!
Từ thác Yang bay, theo tỉnh lộ 8, ngược lên phía Bắc chừng 57km thì tới Ql 26. Đến ngã 3, nếu rẻ phải đi khoảng 8km sẽ tới Ninh Hòa, nếu ngược tay trái thì lên Buôn Ma Thuột, trên đoạn này, cách ngã 3 chừng hơn 5 cây số có một địa danh mà nhiều thanh niên trong độ tuổi tôi(với số quân bắt đầu bằng 68, như của tôi là 68/160299), đều biết tiếng, đó là Dục Mỹ.
Dục Mỹ cách Ninh Hòa khoảng 15km, nhưng khí hậu nơi đây rất nghiệt ngã bởi ảnh hưởng của gió Lào, nằm trong 1 thung lũng giữa rừng núi hiểm trở, nên là nơi được chọn làm huấn khu của nhiều quân chủng cùng 1 trường Hạ sĩ quan của VNCH. Hồi đó đứa nào rớt Tú Tài thì có khả năng cao là vô đây!
Qua khỏi Dục Mỹ không xa, đường 26 bắt đầu lên cao để tiếp nối với con đèo khá hiểm trở lúc bấy giờ, đó là đèo Phượng Hoàng. Đèo dài 12km, nằm trên ranh giới của 2 tỉnh Dak Lak và Khánh Hòa, xem như là cửa ngỏ của Dak Lak mở xuống miền duyên hải phía Đông Trường Sơn.
Năm 2006, đường mới sửa chửa nên vẫn còn hoang vắng, đèo Phượng Hoàng uốn lượn quanh co xuyên qua rừng già trùng điệp. Lúc bấy giờ cái tên Dục Mỹ đã rất quen thuộc với tôi, nhưng đèo Phượng Hoàng thì vẫn còn lạ lẫm, bởi trước đây nằm trong vùng chiến sự triền miên, thanh niên Việt nam tới đây như đi vào tử địa, còn dân thường thì ít héo lánh đến! Đi đường này chỉ là một lựa chọn tình cờ “hên xui may rủi”, đi đại cho biết! Do vậy, bây giờ, cái cảm giác khi lên đèo thật là khó tả, nó nao nao 1 cách lạ kỳ, bắt đầu khi Anh tài xế Hạnh, tắt máy điều hòa và hạ kính xe. Đường lên dốc, hẹp và quanh co, có chỗ rất cheo leo, có chỗ lại rậm rạp âm u khiến chúng tôi vô cùng hồi hộp, nhất là khi nghe Anh Hạnh nói “tui mới đi lần đầu”! Nhiều đoạn đang được sửa chữa, phải dừng lại chờ xe ngược chiều xuống, đó chính là điều làm chúng tôi yên tâm vì biết đường đang thông. Dẫu vậy, khi có cơ hội, tài xế Hạnh cũng hỏi: Ở trển xuống hả? Đường đi tốt hông anh?... _Tốt thôi, đi ‘vô tư”!
Từ đây về Buôn Ma Thuột còn tới 150km, nhìn cảnh quan, cùng cách sửa chữa “thủ công” của các đơn vị “lục lộ”, tôi thầm nghĩ rừng vẫn còn hoang vu, đường vẫn còn hiểm trở, mình sẽ tiếp tục len lỏi “lên ngàn” trên đoạn đường ít nhiều gian nan sắp tới.
Với những ai yêu thích thiên nhiên, ưa khám phá, thì điều đó sẽ thật thú vị, nhất là những người đã từng “mê muội” nghe Thầy Phùng Trung Ngân giảng các bài học về “Sinh môi”hồi nửa thế kỷ trước, như tôi!
Nơi đây thuộc địa bàn huyện M’Drak, dưới tán rừng xanh um của đại ngàn là nơi sinh sống của dân thiểu số bản địa mà phần lớn thuộc tộc Ê Đê có tục “bắt chồng” theo chế độ mẫu hệ! Dĩ nhiên, tôi không có dịp tiếp cận họ trong chuyến đi này, chỉ là “mượn đường” để lên vùng núi rừng DakLak, nơi có sông S’reepok chảy qua, để tiếp tục kể cho các bạn “chuyện những giòng sông Tây Nguyên”.

“Em ơi,
Ướt váy ta phơi cành cây ktang
Ướt khố ta vắt lên cây ktung
Ướt người ta cùng sưởi bên lửa hồng
Xuống suối cùng anh bắt cá
Lên rừng với em hái rau
Ta sống bên nhau mãi mãi”.
                     (dân ca Êđê)
 










 
Tuy tiêu đề là “Câu chuyện những giòng sông Tây nguyên” nhưng phần lớn sẽ viết về những gì tôi thấy trên con sông chính chảy qua Daklak là Serepok, ghi nhận trong các chuyến đi từ năm 2003 đến 2020. Dù chỉ 1 con sông, nhưng câu chuyện của nó cũng là “thân phận” của nhiều con sông khác cùng cảnh ngộ.
Vùng Tây Nguyên là khu vực với địa hình cao nguyên bao gồm nhiều tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng (có thể kể thêm 1 phần của Bình Phước, Đồng nai).
Tây nguyên, trên đó dãy Trường Sơn, là đường phân thủy của 2 hệ thống sông ngòi, chảy về 2 hướng Đông và Tây, cho nên các giòng sông chảy ra biển Đông cũng phát nguyên từ đâu dó trên dãy núi cao hùng vĩ này của tổ quốc. Tuy các sông không dài, nhưng do độ dốc cao, nên có nhiều ghềnh thác, cung cấp 1 thế năng lớn để chuyển thành điện năng.
Ngành năng lượng từng “khoe” nước mình có “tài nguyên thủy điện” dồi dào.
“Nhiều nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng, Việt Nam có thể khai thác được nguồn công suất thủy điện vào khoảng 25.000 - 26.000 MW, tương ứng với khoảng 90 -100 tỷ kWh điện năng. Tuy nhiên, trên thực tế, tiềm năng về công suất thủy điện có thể khai thác còn nhiều hơn.Theo kinh nghiệm khai thác thủy điện trên thế giới, công suất thủy điện ở Việt Nam có thể khai thác trong tương lai có thể bằng từ 30.000 MW đến 38.000 MW và điện năng có thể khai thác được 100 - 110 tỷ kWh.”
Tính đến năm 2018, Bộ Công Thương đã thống kê có 385 công trình thủy điện lớn nhỏ đang vận hành rải rác trên khắp các tỉnh thành của đất nước ta. Đây là một con số quá lớn có thể làm bạn bất ngờ!
Thật tình mà nói, sau chiến tranh, nhất là sau 1 thời gian dài quản lý kinh tế yếu kém của cái gọi là “thời kỳ quá độ”, đất nước nghèo thấy rõ! Cái khẩu hiệu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”được nói ra rả cả ngày lúc đó, muốn hiện thực thì phải có “năng lượng”. Cho nên khi “ngộ” ra những sai lầm, nhà nước đổi mới, tập làm “kinh tế thị trường”, nguồn năng lượng để cung cấp cho sự chuyển biến đó, không gì rẻ hơn là khai thác thủy điện.
Tính đến năm 2006, khu vực núi rừng Tây Nguyên, bao gồm Đông và Tây Trường Sơn, bắt đầu từ Thanh Hóa(phía Bắc) tới Đồng Nai(phía Nam), có nhiều nhà máy thủy điện đã hoàn thành hoặc bắt đầu xây dựng.
Khi hệ thống lại theo thứ tự thời gian cho đến mốc cuối cùng của chuyến đi này vào năm 2006, tôi thực sự ngạc nhiên vì nó... “không nhiều” mà là...”quá nhiều”(53 cái), hầu hết chỉ mới xây dựng từ năm 2000! Lại càng ngạc nhiên khi thấy có 1 số thủy điện thuộc loại “cóc”, với công suất thiết kế chưa đầy 10 MW!
Tôi biết nhiều bạn sẽ chỉ đọc lướt qua thôi, vì nó thật chán bởi những con số “khô khan”, tuy nó được viết ra bởi nước của những giòng sông Tây Nguyên đầy tràn nơi thượng nguồn hoang vu của Trường Sơn hùng vĩ !
Tôi viết ra, bởi vì nó cũng là một phần của “Câu chuyện những giòng sông Tây Nguyên”.
Lứa tuổi chúng tôi, nhiều người đã biết nhà máy thủy điện nổi tiếng là Đa Nhim, có công suất thiết kế 160 MW, là loại lớn nhất và hiện đại nhất thời đó, từ đó dễ hình dung ra “độ lớn” hoặc “nhỏ” của các thủy điện này!
Tên nhà máy   Công suất      Sông            Năm                        Tỉnh
                       (Megawatt)            (Khởi công -Hoàn tất)
Bản Vẽ                320           Sông  Lam         2004-2010     Nghệ An
A Vương              210            S.  A Vương     2003-2008     Quảng Nam
Plei Krong            100             S. PoKo           2004-2009     KonTum
Yaly                      720              S.Sesan           1993-2002     Gia lai
Sesan 3                  260              S.Sesan           2002-2006     Gia Lai
Sesan 3A                108              S.Sesan          2003-2007      Gia lai
Sesan 4                   360              S.Sesan           2004-2009     Gia lai
Buôn Kuốp             280              S.Serepok       2003-2011     DakLak
Sông Tranh 2         190             S.Thu Bồn      2006-2010     Quảng Nam
An Khê-Kanak       173              Sông Ba      2005-2009    Bình Định
Sông Ba Hạ            220              Sông Ba        2004-2009   Phú Yên
Serepok 3               220              S.Serepok        2005-2009   Dak Nông
Thác Mơ                225               Sông Bé        1991-2017   Bình Phước
Đa Nhim                160               S. Đa Nhim   1962-1964   Lâm Đồng
Đồng nai 3             180               S.Đồng Nai    2004-2011   Đak Nông
Đồng nai 4             340                S.Đồng Nai   2004-2012   Dak Nông
Trị An                    400                S.Đồng Nai    1984-1991   Đồng Nai
Hàm Thuận-Đami  475                S. La Ngà    1997-2001   Bình Thuận
Hương Sơn            33                  S. Nậm Chốt  2004-2012  Hà Tỉnh
Cửa Đạt                  97                S. Chu            2004-2010   Thanh Hoá
Bản Cốc                 18                 S. Nậm Giải   2005-2009   Nghệ An
Hố Hô                    14                S. Ngàn Sâu   2004-2010    Hà Tĩnh
Hương Điền           81                 S. Bồ             2005-2010    TT Huế
Bình Điền               44                S. Hữu Trạch  2005-2009    TT Huế
Quảng Trị               64               S. Rào Quán    2003-2009   Quảng Trị
Sông Kôn               63                Sông Kôn      2005-2009   QuảngNam
An Điềm                 5,4              S. Vàng         1984-1991  Quảng Nam
H’Chan                  12                S. Ayun         2002-2006   Gia lai
Dak Srong              18                S. Ba             2006-2010   DakLak
K’Rông H’năng      64               Sông Ba        2005-2010    Daklak
K’Rông Hin             5      S. Ea K’Rông Hin  2004-2006    DakLak
Ia Grai 3                 7,5     Sông Ia Grai           2004-2007    Gia Lai
K’Rông K’Mar     12        Sông K’Rông K’Mar  2005-2008    Daklak
Buôn Tua S’rah      86       Sông K’Rông Nô       2004-2009  DakNông
Đak Po Ne             15,6     S. Dak Po Ne              2004-2009  Kontum
D’Rây H’Lin 1     12          S. Serepok               1984-1990     DakLak
D’Rây H’Lin 2      16         S. Serepok              2003-2007    Dak Nông
Dak R’Sa              7,5        Sông Dak T’kan     2003-2007    Kontum
Sông Hinh             70         Sông Hinh            1995-2001      Phú Yên
Vĩnh Sơn               66         Sông Hinh            1991-2001    Bình Định
Đinh Bình             9,9         Sông Kôn             2004-2008    Bình Định
Cần Đơn               77          Sông Bé             2000-2004      Bình Phước
S’Rock Phu Miêng 51      Sông Bé              2003-2006    Bình Phước
Đa Khai               8,1        S.Đa Khai            2006-2009     Lâm Đồng
Đa Nhim Thượng 2  7,5   S. Đa Chay         2005-2010      Lâm Đồng
Đa Siat                 13,5     Sông Đa Siat      2005-2009      Lâm Đồng
Đạ Dâng-Đạ Chom  23  Sông Đa Dâng    2003-2016      Lâm Đồng
Bỏ Lộc                 40       S.La Ngà           2005-2009       Lâm Đồng
Dak Ru               6,9        S. Dak Ru         2005-2007       Dak Nông
Ea K’rông Rou    28    S. Ea K’rông Rou 2005-2007     Khánh Hòa
Bắc Bình             33      Sông Ma Đế       2003-2009      Bình Thuận
Sông Pha             7,5    Sông Pha            1992-1995       Ninh Thuận
Sông Ông             8,1   Sông Ông            2005-2009      Ninh Thuận
Với cái danh sách “dài sọc” này, “chuyện những giòng sông Tây nguyên”nếu được kể hết, thì không thể. Tôi chỉ dựa trên những trãi nghiệm, những hình ảnh ghi nhận được trên sông Serepok, trong các chuyến đi từ năm 2003 đến 2020.
Và hôm nay, sau khi vượt hết 200 cây số đường 26, chúng tôi đặt chân lên vùng đất đỏ Tây Nguyên.
Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em đời còn dễ thương...
Bài thơ “Còn một chút gì để nhớ” của Vũ Hữu Định tuy viết cho Pleiku, nhưng luôn làm tôi nhớ đến khi mỗi lần tới thăm Buôn Ma Thuột!
Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 14 cây số, có một cây cầu được chính quyền Pháp xây vào năm 1941, nay đã trở thành di tích.
Dân địa phương gọi là cầu 14, vì nằm tại cây số 14 kể từ Buôn Ma Thuột đi về hướng Sài Gòn. Cầu còn có tên là cầu Sêrêpok, vì bắc qua sông S’Repok, nối liền địa phận 2 tỉnh DakLak và DakNong.
Trong chuyến này, chúng tôi sẽ đi thăm thác Dray Sap và sau đó là buôn Đôn, nên đã có dịp qua cầu Serepok.
Chúng tôi tới thăm 2 nơi này vào ngày 17-8-2006. Bấy giờ nước vẫn còn đầy như hồi năm 2004, lúc chúng tôi dự Hội Voi DakLak. Xin xem ảnh đính kèm.
 

 
 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
Ảnh sông Sê R’epok chảy qua khu du lịch Buôn Đôn, chụp vào tháng 8 năm 2006.



 

 
 
Con gái tui mặc áo có sọc đỏ. Còn em cột chèo thứ 6 đang ngồi trên gốc cây!



 

 

 


 

 
 
 

https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 196429 visitors (363084 hits) on this page!