Nhóm thực vật ký sinh. Phần 2
12/8/2020

NHÓM THỰC VẬT KÝ SINH

KS Nguyễn Lương Duyên

Phần 2

 

1.    Liên hệ giữa cây Ký sinh và cây Ký chủ

 

Hầu hết các thực vật ký sinh đều có hệ rễ biến đổi, gọi là rễ hấp,

giúp chúng xâm nhập cây ký chủ, nối chúng với mạch dẫn truyền gỗ, libe hay cả hai. Thực vật ký sinh tìm ký chủ bằng cách nhận biết hoá chất dẫn dụ trong không khí hay trong đất do chính ký chủ gần đó tiết ra và kích thích hạt nẩy mầm. Một số loài ký sinh không bắt buộc thì không cần kích thích nẩy mầm từ ký chủ.

 

           Ký sinh có thể chọn lọc chỉ trên một hay vài ba loài ký chủ, nhưng cũng có những loài có phổ ký chủ rộng, như Tơ hồng (Cuscuta spp), hay Tơ xanh (Cassytha spp). Loài Mộc ký cong (Dendrophthoe falcata) có phổ ký sinh trên hơn 350 loài cây chủ!

 

          Tất cả thực vật ký sinh đều không làm chết cây chủ trước khi chúng hoàn tất vòng đời với sự ra hoa, kết trái. Tuy nhiên mức độ gây hại của ký sinh đối với cây chủ không giống nhau, từ mức độ coi như không đáng kể (các ký sinh trên Dẻ/Fagus) đến mức độ gây xáo trộn trầm trọng về sinh trưởng cây chủ (như Tai đất/ Orebanche hay Vòng phá/Striga trên cây lương thực, hoa màu). Tính gây hại tuỳ thuộc nhiều yếu tố như sinh khối tương đối giữa ký sinh và cây chủ, thời gian hoàn tất vòng đời của ký sinh, và mức độ phản ứng để thích nghi giữa hai loài với độc tố làm xáo trộn vận chuyển dưỡng chất hay giảm hiệu năng quang hợp hay có thể gây chết cây chủ khi chúng hoàn thành vòng đời.

 

         Xét thí dụ về ký sinh bắt buộc như Orobanche spp hay Vòng phá (Striga spp), chúng thường sinh sản một lượng rất lớn hạt nhỏ như bụi, những hạt này có thể ở miên trạng trong đất đến trên 10 năm. Vì những hạt này rất nhỏ, dưỡng chất dự trữ có giới hạn, nên sự nhận biết ký chủ ở gần là điều cần thiết để sinh tồn. Yếu tố kích thích sản xuất các hormone thực vật gây nẩy mầm là nhóm các strigolactone (SL), một dẫn xuất từ các carotenoid, tiết từ rễ ký chủ. Các giai đoạn phát triển tóm lược theo sơ đồ sau đây, với các hoá chất trao đổi qua lại:

     -A: Các điểm tiếp nhận SL trên hạt kích thích ký sinh nẩy mầm

     -B: Phản ứng oxy-khử chuyển chất tiền-sinh rễ hấp (pre-HIF) thành chất kích hoạt sinh rễ hấp (HIF: haustorium-inducing factor), tạo ra cơ quan xâm nhập hình cầu.

     -C: Các lông của rễ hút giúp rễ ký sinh bám vào rễ ký chủ.

     -D: Rễ hấp tăng trưởng, tiết các các gây độc cho ký chủ và các protein giúp rễ hấp kết gắn bên trong rễ ký chủ, tạo ra một kênh hấp thụ dưỡng chất từ ký chủ.


     -E: Phản ứng tự vệ của ký chủ, có thể dẫn đến loại trừ cây ký sinh. Ký sinh thường tiết các chất gây suy yếu cây (PAMP, pathogen-associated molecular pattern), các chất này có thể khởi động phản ứng miễn nhiễm từ cây chủ.

     (Hình của Sainsbury Lab, UK)


 

Một thí dụ khác là Tơ hồng (Cuscuta spp) thuộc họ Bìm bìm

Convolvulaceae, gồm khoảng 200 loài, tất cả là ký sinh toàn phần trên thân cây chủ. Chúng hiện diện khắp nơi trên trái đất. Tơ hồng, không lá, hầu như chỉ có thân mảnh, màu vàng, cam hay xanh nhạt, quấn quanh cây chủ, phát triển thân quấn nhanh, xâm nhập cây chủ qua rễ hấp, tạo nối kết trực tiếp với các bó mạch của cây chủ và hấp thụ nước, carbohydrate, dưỡng chất từ cây chủ. Nếu không tìm được cây chủ, cây con sẽ chết trong vòng một tuần do không có đủ dưỡng chất dự trữ. Tuy nhiên cũng có vài ký chủ cá biệt có khả năng chống lại sự xâm nhập (thí dụ Cà chua, Solanum lycopersicum) ngay từ lúc bị xâm nhập bằng những phản ứng tự vệ miễn nhiễm.



 

 


Hình bên trái:
Cây chủ không miễn nhiễm: Tơ hồng quấn bám trên Tía tô (A), trên một cỏ (đơn tử diệp) B, trên một song tử diệp. Mặt cắt rễ hấp xâm nhập một nhánh Thuốc lá (C).

Hình bên mặt: Phản ứng miễn nhiễm của Cà chua, A,B: 7 ngày sau khi bị Tơ hồng bám, các mô nơi bị rễ hấp xâm nhập biến đổi. C: Tơ hồng chết sau 14 ngày.

 

2.    Thực vật Ký sinh và Con người

 

              Với 274 chi được coi là thực vật ký sinh, chỉ 4 chi Cuscuta (Tơ hồng), Orobanche (Tai đất), Striga (Vòng phá) và Arceuthobium (Dwarf Mistletoe, không ghi nhận có ở VN) là gây ảnh hưởng tai hại tới kinh tế ngành nông lâm. Ước lượng thiệt hại kinh tế chỉ là một mặt, quan trọng hơn là sự sống còn cho con người sống trong vùng có ký sinh, bị nạn đói

đe doạ thường xuyên. Orobanche và Striga thường tác hại vùng khí hậu khô và nóng ở châu Phi và châu Á, Cuscuta thì tác hại vùng nóng và ẩm.

 

          Chi Arceuthobium ký sinh trên cây rừng họ Thông và họ Bách


 (Pinaceae và Cupressaceae), làm giảm tăng trưởng đáng kể, gây chết cây nhỏ, giảm phẩm chất gỗ…đến mức nhiều nhà lâm học coi là cây gây bệnh.


 

           Chi Striga (Vòng phá, Witchweed), nhất là 4 loài S. asiatica, S. hermonthica, S. aspera, S. gesnerioides là loài ký sinh nguy hại lớn cho cây lương thực các vùng bán khô hạn ở Châu Á và châu Phi. Một số ước lượng cho thấy thiệt hại kinh tế do Vòng phá gây ra ở vùng cận Sahara trên lúa (ruộng khô), bắp, cao lương, kê lên đến 67% sản lượng. Vòng phá không sống vùng ngập nên không gây hại cho canh tác lúa nước.

 


 

 

 


           Chi Orobanche, Cỏ chổi/Broomrape, có 4 loài ký sinh được ghi nhận ở Châu Âu, Trung đông, Nga, Trung hoa, Cuba, California. Chúng gây nhiễm và gây thiệt hại lớn cho hàng trăm ngàn ha cây hoa màu thuộc các họ Apiaceae (Ngò), Asteraceae (Cúc), Brassicaceae (Cải), Cucurbitaceae (Bầu bí), Fabaceae (Đậu), và Solanaceae (Cà). Ở Việt nam, Phạm Hoàng Hộ ghi nhận Orobanche indica và O. pedunculata ký sinh rễ hai họ Poaceae (Hoà bản) và Zingiberaceae (Gừng).


 

             Các biện pháp diệt trừ Striga và Orobanche bằng thuốc diệt cỏ

 thường không kết quả. Nông gia ở Phi châu vẫn dựa vào con người để nhổ cỏ dại, luân canh, hay bỏ hoang đất một vụ trong việc đối phó với Striga và Orobanche. Cỏ dại ký sinh họ Orobanchaceae khó diệt trừ do chúng sinh sản mạnh với lượng rất lớn các hạt nhỏ. Các hạt được kích thích nẩy mầm do Strigolactone tiết ra từ rễ cây chủ. Với những loài ký sinh không bắt buộc thuộc họ này, strigolactone tuy không cần cho việc   kích thích nẩy mầm nhưng cần cho việc kích thích tăng trưởng.

 

          Chi Cuscuta (Tơ hồng), là loài cây dại hằng niên, gây thiệt hại lớn cho nhà nông, nhà vườn khắp nơi. Nếu không kiểm soát, Tơ hồng tiến triển thành những tập thể lớn đến cả mét, gây thiệt hại trầm trọng cho đồng cỏ chăn nuôi như Linh lăng (Alfafa, Medicago sativa), Măng tây (Asparagus officinalis), Dưa các loại, Cà, Củ cải đường…Tơ hồng Nhật (Cuscuta japonica, có ở Việt nam) có thể ký sinh gây hại cho Chanh, hay cây thân gỗ như Keo (Acacia spp), Liễu, và các cây cảnh.



• Thực vật Ký sinh dùng làm Thực phẩm

 

   Dựa trên ghi nhận của Website Parasitic Plant Connection, dưới đây là liệt kê những loài thực vật ký sinh được dùng làm thực phẩm ở vài nơi:

      -Họ Bolanophoraceae (Dương đài)

             Hachettea: bộ phận ăn được: phát hoa, Tân Caledonia

             Langsdorffia: phát hoa, Colombia

             Lophophytum: phát hoa, Colombia

             Ombrophytum subterraneum, phát hoa, Chile, Bolivia

       -Họ Convolvulaceae (Bìm bìm)

             Cuscuta: Hạt, Hoa kỳ

       -Họ Cynomoriaceae

             Cynomorium coccineum: phát hoa, Quần đảo Canary, châu Phi

       -Họ Hydnoraceae

             Hydnora: trái, Madagascar, châu Phi

             Prosopanche: trái, châu Nam Mỹ

       -Họ Lennoaceae

             Pholisma [Ammobroma]: phát hoa, Hoa kỳ

             Lennoa: phát hoa, Mexico

       -Họ Loranthaceae (Chùm gởi/Tầm gởi)

             Nhiều chi Amyema, Decaisnina, Dendrophthoe), trái, châu Úc

       -Họ Erythropalaceae (Hồng trục)

             Erythropalum scandens: lá, Đông Nam Á

       -Họ Ximeniaceae

             Ximenia americana: trái, châu Phi

      -Họ Opiliaceae (O bì)

             Cansjera leptostachya: trái, Đông Nam Á, châu Úc

             Champereia manillana: lá non, trái, Đông Nam Á

             Melientha suavis: đọt non, phát hoa, trái, Đông Nam Á

             Opilia amentacea: trái, châu Úc, Sudan

       -Họ Santalaceae (Bạch đường) s. lat.

             Buckleya: trái, châu Á

             Geocaulon lividum: trái, Canada

             Pyrularia: trái, Trung hoa

             Santalum: trái, châu Úc

        -Họ Orobanchaceae (Cỏ chổi)

             Boschniakia: đọt non, bắc Mỹ

              Castilleja: phát hoa, bắc Mỹ  

              Cistanche: đọt non, châu Âu

              Orobanche: đọt non, châu Âu, châu Á

              Pedicularis: rễ, tây Canada.

   

 • Cây Thuốc từ Thực vật Ký sinh

 

       Y dược cổ truyền Việt nam có sử dụng một số thực vật ký sinh làm thuốc. Danh sách dưới đây được trích sơ lược từ công trình Cây Thuốc và Vị thuốc Việt nam của Đỗ Tất Lợi (2004), và xin xem như một tham khảo. Sử dụng thuốc cổ truyền cần có sự chỉ dẫn, chế biến… từ một đông y sĩ để an toàn cho sức khoẻ.

 

       -Tơ hồng (Cuscuta sinensis và C. japonica) và Tơ xanh (Cassytha filiformis) thuộc hai họ thực vật khác nhau, nhưng y học cổ truyền cho là có cùng công dụng trị liệt dương, di tinh, đau lưng, ù tai, mắt mờ, bổ dưỡng da, tiểu đêm.

Tơ hồng được biết dưới tên Miễn tử, Đậu ký sinh. Hạt phơi khô có tên Thổ ty tử. Hoạt tính được cho là từ một glucoside tên cuscutin.

       -Tầm gửi (Loranthus parasiticus), làm thuốc phải là loại ký sinh trên Dâu tằm (Morus alba) nên có tên Tang tầm gửi. Tính đắng, bổ gan và thận, trị đau lưng, an thai, lợi sửa.

       -Dương đầu (Balanophora spp), tên đông dược là Toả dương, tên dân gian Củ ngọt núi, Dó đất, Hoa đất, Xà cô, Cây không lá, Cu chó.

Dùng để bồi bổ sức khoẻ, bổ máu, kích thích ăn ngon, chữa đau bụng, nhức mỏi toàn thân.

 

3.    Đối phó với Thực vật Ký sinh

 

Liệt kê sơ lược về thực vật ký sinh trên cây lương thực, hoa màu,

cây kỹ nghệ, cây rừng quan trọng trên thế giới như dưới đây, dựa trên tổng kết của Dan Nickrent, Parasitic Plants of the World.

 

             • Họ Balanophoraceae (Dương đài)

                  Thonningia sanguinea, cây chủ: Cao su (Hevea), ở Nigeria

                  Balanophora indica, cây chủ: Cà phê (Coffea), ở Ấn độ

             • Họ Convolvulaceae (Bìm bìm)

                    Cuscuta spp, cây chủ: nhiều loại hoa màu, khắp thế giới

              • Họ Hydnoraceae

                    Prosopanche bonacinae, cây chủ: Bông vải, ở Argentina

              • Họ Lauraceae (Quế)

                    Cassytha filiformis, cây chủ: cây cảnh các loại, đai nhiệt đới

              • Họ Santalaceae (Bạch đường)

                     Acanthosyris pauloalvimii, cây chủ: Ca cao, Brazil

                     Exocarpos spp., cây chủ: Khuynh diệp (Bạch đàn), Úc châu

                     Osyris alba, cây chủ: Nho, Yugoslavia

                     Pyrularia pubera, cây chủ: Lãnh sam, Hoa kỳ

                     Thesium spp., cây chủ: Mía, Lúa mạch…, Úc, Mỹ, Tây ban nha, Lybia, Nam phi.

               • Họ Viscaceae (Ghi)

                     Arceuthobium spp., cây chủ: họ Thông và họ Bách, châu Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi.

                     Dendrophthora poeppigii, cây chủ: Cao su, Brazil

                     Phoradendron spp., cây chủ: nhiều loài, khắp châu Mỹ

                     Viscum spp., cây chủ: nhiều loài, châu Âu, châu Phi, châu Úc, châu Á

                • Họ Loranthaceae (Chùm gởi)

                     Amyema spp., cây chủ: Khuynh diệp, châu Úc

                     Tapinanthus bangwensis, cây chủ nhiều loài, châu Phi.

                     Dendrophthoe falcata, cây chủ nhiều loài, Ấn độ

                     Phthirusa brasiliensis, cây chủ: Cao su, Brazil

                     Psittacanthus calyculatus, cây chủ Cam Chanh, Mexico

                     Struthanthus spp., cây chủ Cà phê, Cam chanh, Trung và Nam châu Mỹ

                • Họ Orobanchaceae (Cỏ chổi)

                      Aeginetia indica, cây chủ: Mía, Ấn độ

                      Alectra spp, cây chủ: Đậu phọng, Đậu đỏ, Đậu xanh, Đậu nành, Hướng dương, ở châu Phi.

                    Bartsia odontites, cây chủ: cỏ Linh lăng, Hoa kỳ

                    Christisonia wightii, cây chủ: Mía, Phi luật tân

                    Orobanche spp, cây chủ: nhiều loài, khắp thế giới

                    Rhamphicarpa fistulosa, cây chủ Đậu phọng, Lúa ruộng khô, châu Phi

                    Rhinanthus serotinus, cây chủ: cỏ chăn nuôi, châu Âu

                    Seymeria casioides, cây chủ: Thông, Hoa kỳ

                    Striga spp., cây chủ: hoa màu thuộc họ Hoà bản, châu Phi, châu Á, châu Úc, Hoa kỳ.

 

Thực vật ký sinh họ Orobanchaceae (Cỏ chổi) được coi là dịch hại cho nông nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới. Hai chi Striga (Vòng phá, có 11/40 loài) và Orobanche (với 7/khoảng 100 loài) được coi là ký sinh trên rễ gây tai hại cho cây lương thực và hoa màu. Chúng tiến hoá từ những loài ký sinh trên những ký chủ trong tự nhiên.

Cây chủ bị nhiễm Striga ngưng tăng trưởng, lá héo, giảm quang hợp trầm trọng. Hạt của Striga được ghi nhận có thể trong trạng thái miên trạng đến 15 năm trong đất, chờ điều kiện thuận lợi là nẩy mầm. Sau vài tuần phát triển ngầm dưới đất, chúng xuất hiện trồi trên mặt đất, ra hoa và sản sinh một lượng vô cùng lớn, đến cả trăm ngàn những hạt nhỏ như bụi trong thời gian ngắn.

 

So với cỏ dại không ký sinh, sự kiểm soát cỏ dại ký sinh khó khăn hơn rất nhiều, tốn kém lớn, mà nhiều khi không kết quả. Một vài phương pháp canh nông như luân canh, dùng cây bẫy, bỏ hoang đất vài mùa, phơi ải đất (solarization), nhổ bỏ ký sinh, trồng xen hoa màu, bón nhiều phân đạm…được áp dụng. Hoá chất diệt cỏ dại, chất kích thích nẩy mầm nhân tạo (ethylen, ethephon, strigol), trồng những dòng kháng ký sinh…cũng được thực hiện. Cho đến hiện nay, chưa có biện pháp nào thực sự hữu hiệu trong thời gian ngắn trên quy mô lớn, vì không trị được ký sinh trong giai đoạn phát triển dưới mặt đất. Thêm nữa, nông gia thường không có đủ tài chánh cho những biện pháp phòng trừ tốn kém.

 

Một vài biện pháp được áp dụng (ở châu Phi) để kiểm soát thực vật ký sinh họ Cỏ chổi (Orobanchaceae), đặc biệt hai chi Striga và Orobanche:

 

   • Trồng dặm, Trồng cây con già ngày: vào chỗ trống hay khi thời gian sử dụng đất ngắn hơn vòng đời cây chính. Chỉ một số cây là thích hợp khi dặm lúc cây khá lớn ngày (khoảng nửa tháng tuổi) như cao lương hay kê. Cây lớn chống chọi hữu hiệu hơn cây con đối với tác nhân gây nhiễm, như Vòng phá Striga spp, như được chứng tỏ với cao lương và bắp, trồng ở Kenya. Phương pháp này giản dị, nhưng cần nhân công nhiều, do đó có lẽ chỉ thích hợp cho tiểu nông.

Trồng cách này trên quy mô lớn đòi hỏi phải có vườn ương quy mô và quản trị tốt, cơ giới hoá nông trại…

 

   Luân canh với cây bẫy và cây bắt: được sử dụng từ lâu. Cây bẫy gây kích thích nẩy mầm, nhưng không bị ảnh hưởng với ký sinh. Thí dụ để kiểm soát Striga và Orobanche, luân canh với đậu nành hay bông vải. Nhưng khả năng bẫy thay đổi rất nhiều tuỳ theo dòng cây, do đó cần có nghiên cứu để tìm dòng thích hợp. Cây bẫy cũng cần có những tính chất năng suất, khẩu vị, dễ chế biến…đối với nông dân.

Còn cây bắt là cây bị ảnh hưởng hại của ký sinh. Trước khi ký sinh ra hoa, những cây bắt được nhổ bỏ và tiêu huỷ.

Phương pháp này chỉ hửu hiệu trên quy mô nhỏ của tiểu nông, và khi mức độ nhiễm trong đất không trầm trọng.

 

    • Trồng xen: hoa màu với rau cải hay với hoa màu khác. Kết quả trồng xen bắp với đậu đen/trắng (Vigna unguiculata), đậu nành hay khoai lang ở Kenya là đáng khích lệ. Gần đây, những thí nghiệm trồng xen bắp với Tràng quả (Desmodium spp) cho kết quả cao về năng suất. Tràng quả cho thấy có tác dụng ức chế sự phát triền rễ hấp của Vòng phá một cách đáng kể.

    • Ngưng canh: khi đất bị nhiễm ký sinh quá nặng. Cây họ đậu có thể trồng để cải thiện mức đạm cho đất và cung cấp thức ăn cho gia súc và có thể phần nào kích thích “nẩy mầm tự diệt”- tức là nẩy mầm nhưng không tìm được ký chủ và sẽ chết rất nhanh- của thực vật ký sinh. Điên điển (Sesbania sesban), Sua đủa là loài thích hợp đã cho kết quả khả quan. Sau 3 năm, đất gần như không còn cỏ dại ký sinh Vòng phá nữa. Một số loài khác cũng đáng lưu ý như Muồng các loại (Cassia/Senna spp), Cỏ Sục sạc (Crotalaria spp), Tràng quả (Desmodium spp), Đoản kiếm (Tephrosia), Bọ chét (Leucaena leucocephala). Ngoài vai trò cây bẫy, cây họ đậu làm giàu đạm cho đất giúp vi sinh vật đất phát triển gây suy yếu các loài cây ký sinh, sự phân huỷ thảm mục cũng tạo những hoá chất gây nẩy mầm tự diệt.

 

     Hoá chất diệt cỏ dại: Các loài ký sinh rễ có thời kỳ phát triển ngầm dưới đất dài, việc phun thuốc trừ luôn phải thực hiện trước khi chúng xuất hiện trên mặt đất. Tuy nhiên vấn đề tài chánh của nhà nông những nước đang phát triển là một yếu tố chánh.

-Để trừ Vòng phá (Striga), thuốc diệt cỏ Dicamba chỉ có hiệu quả khi phun sớm. 2,4-D dùng để ngăn sự hình thành hạt. Vì tính không chọn lọc của 2,4-D,, cần lưu ý khi sử dụng để tránh ảnh hưởng hoa màu khi trồng xen.

Thuốc diệt cỏ nhóm cản-tổng-hợp acetolactate như lmazapyr hay Pyrithiobac dùng để tẩm hạt bắp trước khi gieo.

-Để trừ Tai đất (Orobanche) bằng hoá chất, một trở ngại là thuốc có thể ảnh hưởng cây trồng. Hiện nay Glyphosate được coi là an toàn cho Đậu, Cà rốt, Cần tây; tuy kết quả không đồng nhất ở mọi nơi. Ngoài ra sulfonylurea, imazethapyr and imidazolinone cũng cho kết quả tốt.

 

       •Chất kích thích nẩy mầm: Khí Ethylen bơm vào trong đất kích thích hạt Striga nẩy mầm và cây con chết vì không có cây chủ để bám ký sinh. Phương pháp này an toàn, khí ethylene sẽ bị phân huỷ trong thời gian ngắn, giá thành rẻ. Tuy nhiên dụng cụ bơm khí vào đất khó sử dụng. Hiệu quả không đồng nhất trong khảo sát.

Nijmegen 1, và GR 24 là hoá chất kích thích nẩy mầm tổng hợp, có cấu trúc giống Stricgolactone thiên nhiên, cho thấy có nhiều triển vọng.

 

1.    Liên hệ giữa cây Ký sinh và cây Ký chủ

 

Hầu hết các thực vật ký sinh đều có hệ rễ biến đổi, gọi là rễ hấp,

giúp chúng xâm nhập cây ký chủ, nối chúng với mạch dẫn truyền gỗ, libe hay cả hai. Thực vật ký sinh tìm ký chủ bằng cách nhận biết hoá chất dẫn dụ trong không khí hay trong đất do chính ký chủ gần đó tiết ra và kích thích hạt nẩy mầm. Một số loài ký sinh không bắt buộc thì không cần kích thích nẩy mầm từ ký chủ.

 

           Ký sinh có thể chọn lọc chỉ trên một hay vài ba loài ký chủ, nhưng cũng có những loài có phổ ký chủ rộng, như Tơ hồng (Cuscuta spp), hay Tơ xanh (Cassytha spp). Loài Mộc ký cong (Dendrophthoe falcata) có phổ ký sinh trên hơn 350 loài cây chủ!

 

          Tất cả thực vật ký sinh đều không làm chết cây chủ trước khi chúng hoàn tất vòng đời với sự ra hoa, kết trái. Tuy nhiên mức độ gây hại của ký sinh đối với cây chủ không giống nhau, từ mức độ coi như không đáng kể (các ký sinh trên Dẻ/Fagus) đến mức độ gây xáo trộn trầm trọng về sinh trưởng cây chủ (như Tai đất/ Orebanche hay Vòng phá/Striga trên cây lương thực, hoa màu). Tính gây hại tuỳ thuộc nhiều yếu tố như sinh khối tương đối giữa ký sinh và cây chủ, thời gian hoàn tất vòng đời của ký sinh, và mức độ phản ứng để thích nghi giữa hai loài với độc tố làm xáo trộn vận chuyển dưỡng chất hay giảm hiệu năng quang hợp hay có thể gây chết cây chủ khi chúng hoàn thành vòng đời.

 

         Xét thí dụ về ký sinh bắt buộc như Orobanche spp hay Vòng phá (Striga spp), chúng thường sinh sản một lượng rất lớn hạt nhỏ như bụi, những hạt này có thể ở miên trạng trong đất đến trên 10 năm. Vì những hạt này rất nhỏ, dưỡng chất dự trữ có giới hạn, nên sự nhận biết ký chủ ở gần là điều cần thiết để sinh tồn. Yếu tố kích thích sản xuất các hormone thực vật gây nẩy mầm là nhóm các strigolactone (SL), một dẫn xuất từ các carotenoid, tiết từ rễ ký chủ. Các giai đoạn phát triển tóm lược theo sơ đồ sau đây, với các hoá chất trao đổi qua lại:

     -A: Các điểm tiếp nhận SL trên hạt kích thích ký sinh nẩy mầm

     -B: Phản ứng oxy-khử chuyển chất tiền-sinh rễ hấp (pre-HIF) thành chất kích hoạt sinh rễ hấp (HIF: haustorium-inducing factor), tạo ra cơ quan xâm nhập hình cầu.

     -C: Các lông của rễ hút giúp rễ ký sinh bám vào rễ ký chủ.

     -D: Rễ hấp tăng trưởng, tiết các các gây độc cho ký chủ và các protein giúp rễ hấp kết gắn bên trong rễ ký chủ, tạo ra một kênh hấp thụ dưỡng chất từ ký chủ.


     -E: Phản ứng tự vệ của ký chủ, có thể dẫn đến loại trừ cây ký sinh. Ký sinh thường tiết các chất gây suy yếu cây (PAMP, pathogen-associated molecular pattern), các chất này có thể khởi động phản ứng miễn nhiễm từ cây chủ.

     (Hình của Sainsbury Lab, UK)

 

Một thí dụ khác là Tơ hồng (Cuscuta spp) thuộc họ Bìm bìm

Convolvulaceae, gồm khoảng 200 loài, tất cả là ký sinh toàn phần trên thân cây chủ. Chúng hiện diện khắp nơi trên trái đất. Tơ hồng, không lá, hầu như chỉ có thân mảnh, màu vàng, cam hay xanh nhạt, quấn quanh cây chủ, phát triển thân quấn nhanh, xâm nhập cây chủ qua rễ hấp, tạo nối kết trực tiếp với các bó mạch của cây chủ và hấp thụ nước, carbohydrate, dưỡng chất từ cây chủ. Nếu không tìm được cây chủ, cây con sẽ chết trong vòng một tuần do không có đủ dưỡng chất dự trữ. Tuy nhiên cũng có vài ký chủ cá biệt có khả năng chống lại sự xâm nhập (thí dụ Cà chua, Solanum lycopersicum) ngay từ lúc bị xâm nhập bằng những phản ứng tự vệ miễn nhiễm.



Hình bên trái: Cây chủ không miễn nhiễm: Tơ hồng quấn bám trên Tía tô (A), trên một cỏ (đơn tử diệp) B, trên một song tử diệp. Mặt cắt rễ hấp xâm nhập một nhánh Thuốc lá (C).

Hình bên mặt: Phản ứng miễn nhiễm của Cà chua, A,B: 7 ngày sau khi bị Tơ hồng bám, các mô nơi bị rễ hấp xâm nhập biến đổi. C: Tơ hồng chết sau 14 ngày.

 

2.    Thực vật Ký sinh và Con người

 

              Với 274 chi được coi là thực vật ký sinh, chỉ 4 chi Cuscuta (Tơ hồng), Orobanche (Tai đất), Striga (Vòng phá) và Arceuthobium (Dwarf Mistletoe, không ghi nhận có ở VN) là gây ảnh hưởng tai hại tới kinh tế ngành nông lâm. Ước lượng thiệt hại kinh tế chỉ là một mặt, quan trọng hơn là sự sống còn cho con người sống trong vùng có ký sinh, bị nạn đói

đe doạ thường xuyên. Orobanche và Striga thường tác hại vùng khí hậu khô và nóng ở châu Phi và châu Á, Cuscuta thì tác hại vùng nóng và ẩm.

 

          Chi Arceuthobium ký sinh trên cây rừng họ Thông và họ Bách


 (Pinaceae và Cupressaceae), làm giảm tăng trưởng đáng kể, gây chết cây nhỏ, giảm phẩm chất gỗ…đến mức nhiều nhà lâm học coi là cây gây bệnh.

 

           Chi Striga (Vòng phá, Witchweed), nhất là 4 loài S. asiatica, S. hermonthica, S. aspera, S. gesnerioides là loài ký sinh nguy hại lớn cho cây lương thực các vùng bán khô hạn ở Châu Á và châu Phi. Một số ước lượng cho thấy thiệt hại kinh tế do Vòng phá gây ra ở vùng cận Sahara trên lúa (ruộng khô), bắp, cao lương, kê lên đến 67% sản lượng. Vòng phá không sống vùng ngập nên không gây hại cho canh tác lúa nước.

 


 


           Chi Orobanche, Cỏ chổi/Broomrape, có 4 loài ký sinh được ghi nhận ở Châu Âu, Trung đông, Nga, Trung hoa, Cuba, California. Chúng gây nhiễm và gây thiệt hại lớn cho hàng trăm ngàn ha cây hoa màu thuộc các họ Apiaceae (Ngò), Asteraceae (Cúc), Brassicaceae (Cải), Cucurbitaceae (Bầu bí), Fabaceae (Đậu), và Solanaceae (Cà). Ở Việt nam, Phạm Hoàng Hộ ghi nhận Orobanche indica và O. pedunculata ký sinh rễ hai họ Poaceae (Hoà bản) và Zingiberaceae (Gừng).

 

             Các biện pháp diệt trừ Striga và Orobanche bằng thuốc diệt cỏ

 thường không kết quả. Nông gia ở Phi châu vẫn dựa vào con người để nhổ cỏ dại, luân canh, hay bỏ hoang đất một vụ trong việc đối phó với Striga và Orobanche. Cỏ dại ký sinh họ Orobanchaceae khó diệt trừ do chúng sinh sản mạnh với lượng rất lớn các hạt nhỏ. Các hạt được kích thích nẩy mầm do Strigolactone tiết ra từ rễ cây chủ. Với những loài ký sinh không bắt buộc thuộc họ này, strigolactone tuy không cần cho việc   kích thích nẩy mầm nhưng cần cho việc kích thích tăng trưởng.

 

          Chi Cuscuta (Tơ hồng), là loài cây dại hằng niên, gây thiệt hại lớn cho nhà nông, nhà vườn khắp nơi. Nếu không kiểm soát, Tơ hồng tiến triển thành những tập thể lớn đến cả mét, gây thiệt hại trầm trọng cho đồng cỏ chăn nuôi như Linh lăng (Alfafa, Medicago sativa), Măng tây (Asparagus officinalis), Dưa các loại, Cà, Củ cải đường…Tơ hồng Nhật (Cuscuta japonica, có ở Việt nam) có thể ký sinh gây hại cho Chanh, hay cây thân gỗ như Keo (Acacia spp), Liễu, và các cây cảnh.


• Thực vật Ký sinh dùng làm Thực phẩm

 

   Dựa trên ghi nhận của Website Parasitic Plant Connection, dưới đây là liệt kê những loài thực vật ký sinh được dùng làm thực phẩm ở vài nơi:

      -Họ Bolanophoraceae (Dương đài)

             Hachettea: bộ phận ăn được: phát hoa, Tân Caledonia

             Langsdorffia: phát hoa, Colombia

             Lophophytum: phát hoa, Colombia

             Ombrophytum subterraneum, phát hoa, Chile, Bolivia

       -Họ Convolvulaceae (Bìm bìm)

             Cuscuta: Hạt, Hoa kỳ

       -Họ Cynomoriaceae

             Cynomorium coccineum: phát hoa, Quần đảo Canary, châu Phi

       -Họ Hydnoraceae

             Hydnora: trái, Madagascar, châu Phi

             Prosopanche: trái, châu Nam Mỹ

       -Họ Lennoaceae

             Pholisma [Ammobroma]: phát hoa, Hoa kỳ

             Lennoa: phát hoa, Mexico

       -Họ Loranthaceae (Chùm gởi/Tầm gởi)

             Nhiều chi Amyema, Decaisnina, Dendrophthoe), trái, châu Úc

       -Họ Erythropalaceae (Hồng trục)

             Erythropalum scandens: lá, Đông Nam Á

       -Họ Ximeniaceae

             Ximenia americana: trái, châu Phi

      -Họ Opiliaceae (O bì)

             Cansjera leptostachya: trái, Đông Nam Á, châu Úc

             Champereia manillana: lá non, trái, Đông Nam Á

             Melientha suavis: đọt non, phát hoa, trái, Đông Nam Á

             Opilia amentacea: trái, châu Úc, Sudan

       -Họ Santalaceae (Bạch đường) s. lat.

             Buckleya: trái, châu Á

             Geocaulon lividum: trái, Canada

             Pyrularia: trái, Trung hoa

             Santalum: trái, châu Úc

        -Họ Orobanchaceae (Cỏ chổi)

             Boschniakia: đọt non, bắc Mỹ

              Castilleja: phát hoa, bắc Mỹ  

              Cistanche: đọt non, châu Âu

              Orobanche: đọt non, châu Âu, châu Á

              Pedicularis: rễ, tây Canada.

   

 • Cây Thuốc từ Thực vật Ký sinh

 

       Y dược cổ truyền Việt nam có sử dụng một số thực vật ký sinh làm thuốc. Danh sách dưới đây được trích sơ lược từ công trình Cây Thuốc và Vị thuốc Việt nam của Đỗ Tất Lợi (2004), và xin xem như một tham khảo. Sử dụng thuốc cổ truyền cần có sự chỉ dẫn, chế biến… từ một đông y sĩ để an toàn cho sức khoẻ.

 

       -Tơ hồng (Cuscuta sinensis và C. japonica) và Tơ xanh (Cassytha filiformis) thuộc hai họ thực vật khác nhau, nhưng y học cổ truyền cho là có cùng công dụng trị liệt dương, di tinh, đau lưng, ù tai, mắt mờ, bổ dưỡng da, tiểu đêm.

Tơ hồng được biết dưới tên Miễn tử, Đậu ký sinh. Hạt phơi khô có tên Thổ ty tử. Hoạt tính được cho là từ một glucoside tên cuscutin.

       -Tầm gửi (Loranthus parasiticus), làm thuốc phải là loại ký sinh trên Dâu tằm (Morus alba) nên có tên Tang tầm gửi. Tính đắng, bổ gan và thận, trị đau lưng, an thai, lợi sửa.

       -Dương đầu (Balanophora spp), tên đông dược là Toả dương, tên dân gian Củ ngọt núi, Dó đất, Hoa đất, Xà cô, Cây không lá, Cu chó.

Dùng để bồi bổ sức khoẻ, bổ máu, kích thích ăn ngon, chữa đau bụng, nhức mỏi toàn thân.

 

3.    Đối phó với Thực vật Ký sinh

 

Liệt kê sơ lược về thực vật ký sinh trên cây lương thực, hoa màu,

cây kỹ nghệ, cây rừng quan trọng trên thế giới như dưới đây, dựa trên tổng kết của Dan Nickrent, Parasitic Plants of the World.

 

             • Họ Balanophoraceae (Dương đài)

                  Thonningia sanguinea, cây chủ: Cao su (Hevea), ở Nigeria

                  Balanophora indica, cây chủ: Cà phê (Coffea), ở Ấn độ

             • Họ Convolvulaceae (Bìm bìm)

                    Cuscuta spp, cây chủ: nhiều loại hoa màu, khắp thế giới

              • Họ Hydnoraceae

                    Prosopanche bonacinae, cây chủ: Bông vải, ở Argentina

              • Họ Lauraceae (Quế)

                    Cassytha filiformis, cây chủ: cây cảnh các loại, đai nhiệt đới

              • Họ Santalaceae (Bạch đường)

                     Acanthosyris pauloalvimii, cây chủ: Ca cao, Brazil

                     Exocarpos spp., cây chủ: Khuynh diệp (Bạch đàn), Úc châu

                     Osyris alba, cây chủ: Nho, Yugoslavia

                     Pyrularia pubera, cây chủ: Lãnh sam, Hoa kỳ

                     Thesium spp., cây chủ: Mía, Lúa mạch…, Úc, Mỹ, Tây ban nha, Lybia, Nam phi.

               • Họ Viscaceae (Ghi)

                     Arceuthobium spp., cây chủ: họ Thông và họ Bách, châu Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi.

                     Dendrophthora poeppigii, cây chủ: Cao su, Brazil

                     Phoradendron spp., cây chủ: nhiều loài, khắp châu Mỹ

                     Viscum spp., cây chủ: nhiều loài, châu Âu, châu Phi, châu Úc, châu Á

                • Họ Loranthaceae (Chùm gởi)

                     Amyema spp., cây chủ: Khuynh diệp, châu Úc

                     Tapinanthus bangwensis, cây chủ nhiều loài, châu Phi.

                     Dendrophthoe falcata, cây chủ nhiều loài, Ấn độ

                     Phthirusa brasiliensis, cây chủ: Cao su, Brazil

                     Psittacanthus calyculatus, cây chủ Cam Chanh, Mexico

                     Struthanthus spp., cây chủ Cà phê, Cam chanh, Trung và Nam châu Mỹ

                • Họ Orobanchaceae (Cỏ chổi)

                      Aeginetia indica, cây chủ: Mía, Ấn độ

                      Alectra spp, cây chủ: Đậu phọng, Đậu đỏ, Đậu xanh, Đậu nành, Hướng dương, ở châu Phi.

                    Bartsia odontites, cây chủ: cỏ Linh lăng, Hoa kỳ

                    Christisonia wightii, cây chủ: Mía, Phi luật tân

                    Orobanche spp, cây chủ: nhiều loài, khắp thế giới

                    Rhamphicarpa fistulosa, cây chủ Đậu phọng, Lúa ruộng khô, châu Phi

                    Rhinanthus serotinus, cây chủ: cỏ chăn nuôi, châu Âu

                    Seymeria casioides, cây chủ: Thông, Hoa kỳ

                    Striga spp., cây chủ: hoa màu thuộc họ Hoà bản, châu Phi, châu Á, châu Úc, Hoa kỳ.

 

Thực vật ký sinh họ Orobanchaceae (Cỏ chổi) được coi là dịch hại cho nông nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới. Hai chi Striga (Vòng phá, có 11/40 loài) và Orobanche (với 7/khoảng 100 loài) được coi là ký sinh trên rễ gây tai hại cho cây lương thực và hoa màu. Chúng tiến hoá từ những loài ký sinh trên những ký chủ trong tự nhiên.

Cây chủ bị nhiễm Striga ngưng tăng trưởng, lá héo, giảm quang hợp trầm trọng. Hạt của Striga được ghi nhận có thể trong trạng thái miên trạng đến 15 năm trong đất, chờ điều kiện thuận lợi là nẩy mầm. Sau vài tuần phát triển ngầm dưới đất, chúng xuất hiện trồi trên mặt đất, ra hoa và sản sinh một lượng vô cùng lớn, đến cả trăm ngàn những hạt nhỏ như bụi trong thời gian ngắn.

 

So với cỏ dại không ký sinh, sự kiểm soát cỏ dại ký sinh khó khăn hơn rất nhiều, tốn kém lớn, mà nhiều khi không kết quả. Một vài phương pháp canh nông như luân canh, dùng cây bẫy, bỏ hoang đất vài mùa, phơi ải đất (solarization), nhổ bỏ ký sinh, trồng xen hoa màu, bón nhiều phân đạm…được áp dụng. Hoá chất diệt cỏ dại, chất kích thích nẩy mầm nhân tạo (ethylen, ethephon, strigol), trồng những dòng kháng ký sinh…cũng được thực hiện. Cho đến hiện nay, chưa có biện pháp nào thực sự hữu hiệu trong thời gian ngắn trên quy mô lớn, vì không trị được ký sinh trong giai đoạn phát triển dưới mặt đất. Thêm nữa, nông gia thường không có đủ tài chánh cho những biện pháp phòng trừ tốn kém.

 

Một vài biện pháp được áp dụng (ở châu Phi) để kiểm soát thực vật ký sinh họ Cỏ chổi (Orobanchaceae), đặc biệt hai chi Striga và Orobanche:

 

   • Trồng dặm, Trồng cây con già ngày: vào chỗ trống hay khi thời gian sử dụng đất ngắn hơn vòng đời cây chính. Chỉ một số cây là thích hợp khi dặm lúc cây khá lớn ngày (khoảng nửa tháng tuổi) như cao lương hay kê. Cây lớn chống chọi hữu hiệu hơn cây con đối với tác nhân gây nhiễm, như Vòng phá Striga spp, như được chứng tỏ với cao lương và bắp, trồng ở Kenya. Phương pháp này giản dị, nhưng cần nhân công nhiều, do đó có lẽ chỉ thích hợp cho tiểu nông.

Trồng cách này trên quy mô lớn đòi hỏi phải có vườn ương quy mô và quản trị tốt, cơ giới hoá nông trại…

 

   Luân canh với cây bẫy và cây bắt: được sử dụng từ lâu. Cây bẫy gây kích thích nẩy mầm, nhưng không bị ảnh hưởng với ký sinh. Thí dụ để kiểm soát Striga và Orobanche, luân canh với đậu nành hay bông vải. Nhưng khả năng bẫy thay đổi rất nhiều tuỳ theo dòng cây, do đó cần có nghiên cứu để tìm dòng thích hợp. Cây bẫy cũng cần có những tính chất năng suất, khẩu vị, dễ chế biến…đối với nông dân.

Còn cây bắt là cây bị ảnh hưởng hại của ký sinh. Trước khi ký sinh ra hoa, những cây bắt được nhổ bỏ và tiêu huỷ.

Phương pháp này chỉ hửu hiệu trên quy mô nhỏ của tiểu nông, và khi mức độ nhiễm trong đất không trầm trọng.

 

    • Trồng xen: hoa màu với rau cải hay với hoa màu khác. Kết quả trồng xen bắp với đậu đen/trắng (Vigna unguiculata), đậu nành hay khoai lang ở Kenya là đáng khích lệ. Gần đây, những thí nghiệm trồng xen bắp với Tràng quả (Desmodium spp) cho kết quả cao về năng suất. Tràng quả cho thấy có tác dụng ức chế sự phát triền rễ hấp của Vòng phá một cách đáng kể.

    • Ngưng canh: khi đất bị nhiễm ký sinh quá nặng. Cây họ đậu có thể trồng để cải thiện mức đạm cho đất và cung cấp thức ăn cho gia súc và có thể phần nào kích thích “nẩy mầm tự diệt”- tức là nẩy mầm nhưng không tìm được ký chủ và sẽ chết rất nhanh- của thực vật ký sinh. Điên điển (Sesbania sesban), Sua đủa là loài thích hợp đã cho kết quả khả quan. Sau 3 năm, đất gần như không còn cỏ dại ký sinh Vòng phá nữa. Một số loài khác cũng đáng lưu ý như Muồng các loại (Cassia/Senna spp), Cỏ Sục sạc (Crotalaria spp), Tràng quả (Desmodium spp), Đoản kiếm (Tephrosia), Bọ chét (Leucaena leucocephala). Ngoài vai trò cây bẫy, cây họ đậu làm giàu đạm cho đất giúp vi sinh vật đất phát triển gây suy yếu các loài cây ký sinh, sự phân huỷ thảm mục cũng tạo những hoá chất gây nẩy mầm tự diệt.

 

     Hoá chất diệt cỏ dại: Các loài ký sinh rễ có thời kỳ phát triển ngầm dưới đất dài, việc phun thuốc trừ luôn phải thực hiện trước khi chúng xuất hiện trên mặt đất. Tuy nhiên vấn đề tài chánh của nhà nông những nước đang phát triển là một yếu tố chánh.

-Để trừ Vòng phá (Striga), thuốc diệt cỏ Dicamba chỉ có hiệu quả khi phun sớm. 2,4-D dùng để ngăn sự hình thành hạt. Vì tính không chọn lọc của 2,4-D,, cần lưu ý khi sử dụng để tránh ảnh hưởng hoa màu khi trồng xen.

Thuốc diệt cỏ nhóm cản-tổng-hợp acetolactate như lmazapyr hay Pyrithiobac dùng để tẩm hạt bắp trước khi gieo.

-Để trừ Tai đất (Orobanche) bằng hoá chất, một trở ngại là thuốc có thể ảnh hưởng cây trồng. Hiện nay Glyphosate được coi là an toàn cho Đậu, Cà rốt, Cần tây; tuy kết quả không đồng nhất ở mọi nơi. Ngoài ra sulfonylurea, imazethapyr and imidazolinone cũng cho kết quả tốt.

 

       •Chất kích thích nẩy mầm: Khí Ethylen bơm vào trong đất kích thích hạt Striga nẩy mầm và cây con chết vì không có cây chủ để bám ký sinh. Phương pháp này an toàn, khí ethylene sẽ bị phân huỷ trong thời gian ngắn, giá thành rẻ. Tuy nhiên dụng cụ bơm khí vào đất khó sử dụng. Hiệu quả không đồng nhất trong khảo sát.

Nijm

        • Lai tạo những dòng kháng thực vật ký sinh: Tìm kiếm và lai tạo những dòng cây có khả năng kháng ký sinh có lẽ là biện pháp khả thi nhất, với những tiến bộ trong biện pháp kỹ thuật sinh học của các ngành sinh hoá, cấy mô, di truyền, lai giống, sinh học phân tử.

Hiện nay, những dòng cây hoa màu, lương thực lai tạo đề kháng thực vật ký sinh thường không được nông gia chấp nhận vì năng suất thấp, tồn trữ khó, không thích nghi với nhiều thổ ngơi, dễ nhiễm dịch bệnh. Chắc trong tương lai gần, sẽ xuất hiện những kỷ thuật chuyển gene kháng bệnh vào những dòng cao năng suất để cung cấp cho nhà nông.

Những dòng cao lương, đậu, lúa ruộng khô, đặc biệt là bắp, có khả năng  kháng Striga đã đươc đưa ra cho nông dân châu Phi để trồng ở vùng bị nhiễm không quá trầm trọng.

Với ký sinh Orobanche, sự thành công khá giới hạn vì chi này biến đổi nhanh, chỉ vài ba năm là có khả năng tấn công trở lại. Khả năng miễn nhiễm của các dòng lai tạo cũng chưa thật hoàn toàn, nhất là với họ Đậu và họ Cà.

 

          • Dùng thiên địch của ký sinh để ức chế hay tiêu diệt: như côn trùng, vi khuẩn.

              -Côn trùng: côn trùng, ấu trùng ít khi có khuynh hướng chỉ ăn một loài chọn lọc và có tiềm năng gây hại cho cây khác.

              -Vi khuẩn: khảo sát và xác định những tác nhân gây bệnh trên ký sinh, giai đoạn gây bệnh, nuôi cấy, thử nghiệm tính hữu hiệu và an toàn, nuôi cấy sản xuất quy mô, áp dụng thực nghiệm thực địa.

Hiện nay, biện pháp này chưa áp dụng quy mô lớn do kiến thức khoa học sinh học chưa biết tường tận về nuôi cấy, về biến đổi di truyền tạo những dòng khuẩn mới có tác dụng diệt thực vật ký sinh, về phương pháp phun rãi hay ngâm tẩm vi khuẩn, về chế biến dạng thích hợp để sản xuất trên quy mô lớn, tồn trữ, tác hại tiềm tàng khi áp dụng trên diện rộng cho cân bằng sinh thái, cho môi trường, cho hoa màu khác. Giá thành sản xuất cũng là một yếu tố cần quan tâm. Ngoài ra những độc tố thực vật do khuẩn tiết ra (như fumonisin, enniatin, moniliformin, zerealenone, dẫn xuất của trichotecene, acid fusaric…) cũng phải được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động đến sức khoẻ con người, súc vật, như tính gây ung thư chẳng hạn. Hiện nay khuẩn Fusarium được chú ý nhiều nhất trong hướng dùng sinh học để kiểm soát thực vật ký sinh.

 

Hiện thời để kiểm soát và diệt trừ thực vật ký sinh gây hại hoa màu, lương thực vẫn là nan đề cho giới nông nghiệp và nông gia. Cách thức hữu hiệu vẫn còn là cách thức phòng trừ tổng hợp, dùng giống kháng nhiễm, dùng khuẩn Fusarium oxysporium khống chế. Tương lai vẫn còn cần nỗ lực của các nhà bệnh học thực vật, nhà khoa học canh nông, nhà kỹ thuật sinh học để giải quyết.

 

Việt nam chưa có vấn đề thiệt hại trầm trọng do thực vật ký sinh gây ra cho nông nghiệp, nhưng với nhu cầu du nhập và dẫn giống mới, tiềm tàng nguy cơ có thể có dịch hoạ. Một sự hiểu biết và lưu tâm từ giới nông nghiệp, nhất là những người làm công việc bảo vệ thực vật trước những tai hại của thực vật ký sinh, thiết nghĩ là hữu ích.

 

 

                                              Tham khảo chính

 

1.    Dan Nickrent, May 2018

The Parasitic Plant Connection, Website.

 

2.    Albuelgasim Elzein, Jurgen Kroschel, FAO, 2003

Management of Parasitic Weeds

 

3.    Phạm Hoàng Hộ, 1999

Cây Cỏ Việt Nam, quyển 1,2 và 3, Nhà Xuất Bản Trẻ

    

4.    Search Engine Google cho ảnh các thực vật

    

 

https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 221076 visitors (421475 hits) on this page!