Bộ não con người thật kỳ diệu. Phần 3
11/7/2022

Trần-Đăng Hồng, PhD
 
Phần 3. CÁC CHỨC NĂNG CỦA NÃO
 
Các bán cầu đại não có các khe nứt riêng biệt, chia não thành các thùy. Mỗi bán cầu có 4 thùy: trán (frontal lobe), thái dương (temporal lobe), đỉnh (parietal lobe) và chẩm (occipital lobe). Mỗi thùy có thể được chia thành các khu vực phục vụ các chức năng rất riêng biệt. Điều quan trọng là phải hiểu rằng mỗi thùy của não không hoạt động đơn lẻ. Có những mối quan hệ rất phức tạp giữa các thùy của não và giữa bán cầu bên phải và bên trái.
 


 
Hình 1. Mỗi bán cầu đại não chia thành 4 thùy: trán, thái dương, đỉnh và chẩm
 
THÙY TRÁN có chức năng chi phối:
• Cá tính, hành vi, cảm xúc
• Óc tổ chức, phán đoán, lập kế hoạch, sáng kiến, giải quyết vấn đề
• Diễn đạt ngôn ngữ : Nói và viết (vùng Broca)
• Cử động của cơ thể (dải động cơ)
• Thông minh, chú tâm, tập trung ý chí, tự nhận thức giám sát về bản thân, nhận thức khả năng mình, biết giới hạn năng lực.
Một chấn thương ở thùy trán có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát về cảm xúc, xung động và bản chất cá tính, hay có thể gây khó khăn để nhớ lại sự kiện quá khứ, hay khó khăn diễn đạt ngôn từ. Chấn thương có thể đưa đến tình trạng điên điên khùng khùng.
 
THÙY ĐỈNH có chức năng:
• Thông dịch ngôn ngữ, từ ngữ
• Cảm giác xúc giác, cảm giác đau, nhiệt độ (dải cảm giác)
• Phiên dịch các tín hiệu từ thị giác, thính giác, vận động, giác quan và trí nhớ
• Nhận thức về không gian và thị giác
Bệnh nhân bị chấn thương ở thùy đỉnh có thể gặp rắc rối với 5 giác quan chính của họ (xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác, thị giác).
 
THÙY CHẨM
• Thị giác: nhận định màu sắc, ánh sáng, chuyển động của sự vật.
Chấn thương ở thùy chẩm có thể dẫn đến khó khăn nhìn vật thể, hoặc nhận thức kích thước và hình dạng của các vật thể. Tình trạng mắt quáng gà là một hình thức của chấn thương thùy chẩm.
 
THÙY THÁI DƯƠNG
• Hiểu ngôn ngữ (khu vực của Wernicke)
• Ký ức
• Thính giác
• Óc xắp xếp theo trình tự và óc tổ chức
Một chấn thương ở thùy thái dương có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong diễn đạt ngôn từ hoặc khó khăn trí nhớ. Nói năng lập bập, làm đâu quên đó là hình thức thường gặp ở chấn thương thùy thái dương.
 
THÂN NÃO
• Thở
Kích động
• Ý thức
• Nhịp tim
• Chu kỳ Ngủ & Thức
Thân não kiểm soát các chức năng không tự nguyện của cơ thể cần thiết cho sự sống còn, như nhịp thở và nhịp tim. Chấn thương làm rối loạn mọi sinh hoạt bình thường.
 
TIỂU NÃO
• Cân bằng & Điều phối
• Hoạt động vận động có kỹ năng
• Nhận thức trực quan
Chấn thương tiểu não có thể ảnh hưởng đến thăng bằng cơ thể, cử động và phối hợp.
 
CHỨC NĂNG CỦA PHẦN BÊN TRÁI HAY BÊN PHẢI CỦA NÃO
Nếu cắt não ở phần giữa thành hai phần có kích thước bằng nhau, chúng không giống nhau và cũng không thực hiện các chức năng giống nhau. Phần não bên phải kiểm soát phần bên trái của cơ thể, trong khi phần não bên trái kiểm soát phần bên phải của cơ thể. Mỗi bên chịu trách nhiệm về các chức năng khác nhau và các dạng rối loạn chức năng chung có thể xảy ra tùy thuộc vào bên não bị chấn thương.
Các đặc điểm của mỗi bên được trình bày chi tiết dưới đây:
 
Phần não bên trái chi phối:
• Óc phân tích
• Tính hợp lý
•Tính chính xác
• Óc tổ chức
• Tính vô cảm
• Tính nhận định theo sự thật.
Chấn thương phần não bên trái có thể gây ra:
• Khó khăn thông hiểu ngôn ngữ, khó tiếp thu ngôn ngữ
• Khó khăn diễn đạt ngôn ngữ
• Khó khăn trong việc nói năng
• Dễ bị trầm cảm, âu lo
• Tính hợp lý bị suy giảm
• Khó khăn về xắp xếp theo trình tự
• Giảm khả năng kiểm soát các cử động của cơ thể phần bên phải
 
Phần não bên phải chi phối:
• Sáng tạo
• Giàu tưởng tượng
• Trực giác
• Khái niệm
• Đồng cảm
Hiểu được nghĩa bóng
 
Chấn thương phần bên phải của não có thể gây:
• Suy giảm nhận định về không gian của thị giác.
• Suy giảm về trí nhớ liên quan đến thị giác.
• Không quan tâm đến những vấn đề xảy ra trên phần trái cơ thể.
• Suy giảm khả năng nhận định về thâm hụt, thiếu sót.
Thay đổi khả năng sáng tạo và cảm nhận âm nhạc.
• Mất khả năng đánh giá toàn diện của vấn đề.
 
 
 

Hình 2. Vị trí các dây thần kinh sọ khi bộ não được cắt ngang. Các dây thần kinh sọ bắt nguồn từ thân não, thoát ra khỏi hộp sọ qua các lỗ được gọi là foramina, và đi đến các bộ phận của cơ thể mà chúng nằm bên trong. Thân não thoát ra khỏi hộp sọ qua foramen magnum. Xương sọ được chia thành 3 vùng: vùng xương sọ trước, vùng xương sọ giữa và vùng xương sọ sau.
 
Tương tự như các dây điện ở phần sau một computer, tất cả các động mạch, tỉnh mạch và dây thần kinh ở đáy sọ chui qua các lỗ hồng gọi là foramina. Lỗ hổng lớn nhất ở chính giữa là Foramen magnum là nơi tủy sống của xương sống chui qua.
 
Não liên lạc truyền hay nhận thông tin với cơ thể qua tủy sống và 12 cặp thần kinh não (Hình 3).
Hai dây thần kinh đầu tiên (số 1 và 2) bắt nguồn từ đại não (cerebrum) chi phối mùi và thị giác.
Mười trong số 12 cặp thần kinh não còn lại (từ số 3 đến 12) nằm trong thân não (brainstem) ở các phần não giữa, cầu nối và tủy sống, chi phối thính giác, vận động cơ mắt, cảm giác trên da mặt, mùi vị, động tác nhai nuốt của miệng và chuyển động của mặt, cổ, vai và cơ lưỡi.
Chức năng của từng dây thần kinh sọ như sau:
• Dây thần kinh sọ số1: Dây thần kinh đầu tiên là dây thần kinh khứu giác (olfactory nerve) chi phối độ bén nhạy về mùi của mũi.
• Dây thần kinh sọ số 2: Dây thần kinh thị giác (optic nerve) chi phối thị lực của mắt.
• Dây thần kinh sọ số 3: Dây thần kinh vận động cơ mắt (oculomotor nerve) kiểm soát phản ứng của đồng tử (pupil) và các chuyển động khác của mắt.
• Dây thần kinh sọ số 4: Dây thần kinh trochlear nerve điều khiển các cơ trong mắt.
• Dây thần kinh sọ số 5: Dây thần kinh sinh ba (trigeminal nerve) là dây thần kinh lớn nhất và phức tạp nhất trong các dây thần kinh sọ, có chức năng cảm giác và vận động. Nó bắt nguồn từ cầu nối pons và truyền cảm giác từ da đầu, răng, hàm, xoang, các bộ phận của miệng và mặt đến não, kiểm soát việc nhai của hàm và nhiều chức năng khác nữa.
• Dây thần kinh sọ số 6: Dây thần kinh abducens nerve kích hoạt một số cơ trong mắt.
• Dây thần kinh sọ số 7: Dây thần kinh mặt (facial nerve) hỗ trợ cử động của mặt, vị giác của lưỡi, tuyến và các chức năng khác.
• Dây thần kinh sọ số 8: Dây thần kinh ốc tai (vestibulocochlear nerve) kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể và thính giác của tai.
• Dây thần kinh sọ số 9: Dây thần kinh hầu họng (glossopharyngeal nerve) chi phối vị giác của lưỡi, tai và cổ họng, và nhiều chức năng khác.
• Dây thần kinh sọ số 10: Dây thần kinh phế vị (glossopharyngeal nerve) chi phối  cảm giác xung quanh lổ tai, hệ tiêu hóa và điều khiển cơ vận động ở tim, cổ họng và bộ tiêu hóa.
• Dây thần kinh sọ số 11: Dây thần kinh phụ (accessory nerve) hổ trợ một số cơ riêng biệt ở đầu, cổ và vai.
• Dây thần kinh sọ số 12: Dây thần kinh hạ vị (hypoglossal nerve) chi phối động cơ vận động cho lưỡi.
Như vậy chấn thương ở một dây thần kinh sẽ ảnh hưởng đến cơ thể do dây thần kinh đó chi phối. Ví dụ, chấn thương dây thần kinh số 1, mũi sẽ không ngửi được mùi hôi thúi hay thơm tho. Nhiễm Covid-19, làm tổn thương dây thần kinh số 1, và 9 nên không cảm nhận được mùi (của mũi) và vị (của lưởi).
Việc chấn thương cùng lúc nhiều dây thần kinh, như trong trường hợp bị tai nạn, hậu quả rất phức tạp và gây tổn thương cho rất nhiều cơ quan.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ana Sandoiu (29 November 2016). Religious experience activates same brain circuits as 'sex, drugs, and rock 'n' roll'. Religious experience activates same brain circuits as 'sex, drugs, and rock 'n' roll' (medicalnewstoday.com)
2. Ana Sandoiu (20 July 2018). What religion does to your brain. The neuroscience of religious and spiritual experience (medicalnewstoday.com).
3. Irene Cristofori, Joseph Bulbulia, John H. Shaver, MarcWilson, Frank Kruegere & JordanGrafman (2015). Neural correlates of mystical experience. Neuropsychologia , Volume 80, 8 January 2016, Pages 212-220. Irene_Cristofori_mystical_experience_2015.pdf (sciencedirectassets.com)
 
Đọc tiếp Phần 4: Não ảnh hưởng đến tiếng nói và trí nhớ
https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 195736 visitors (361370 hits) on this page!