Nước Cam Bốt ngày nay. P1
25/9/2020

Cập nhật hiểu biết về:

Nước Cam Bốt ngày nay

 G S Tôn Thất Trình

Chợ chánh ở Phnom Penh
 


 

        Vị trí, Phân chia hành chánh ngày nay


 

         Vị trí


 
       Nước Căm Bốt- Cambodia , Cambodge ngày nay nằm  vào 13 0 00  vĩ tuyến Bắc và 1050  00’ kinh tuyến Đông. Tổng diện tích là 181 036 km2 ( 69 898 dặm Anh vuông ). lớn hon phân nữa diện tích Việt Nam đôi chút; 97.5 % là đất  và 2.5 % là mặt nước sông, hồ. Biên giới dài 2530 km. Tây và Bắc giáp Thái Lan ( 2100 km ); Đông giáp Việt Nam (  1137 km )  và Đông Bắc giáp Lào  ( 492 Km ).  Các sông chánh chia ra làm 3 lưu vực :  Tonle Thom, Tonle Sap  và Vịnh Thái Lan. Sông Mê Kông ở Căm Bốt chảy dài 486 km và  hồ lớn nhất là Tonle Sap rộng   16 000 km 2  (1 600 000 ha ) .Nhưng núi cao nhất là Phnom Aural , chỉ  1810 m  ( 5938 bộ Anh ). Núi đồi chiếm  phân nữa  tổng diện tích, phân nữa còn lại là các đồng bằng .
   

     Phân chia hành chánh ngày nay


 
 Tháng giêng năm 2014,  Căm Bốt  chia ra làm 24 tỉnh, tiếng Khmer gọi là khaet,  vì có một tỉnh mới là Tbuong Khmum ( tách rời khỏi tỉnh Kampong Cham )  và một đơn vị hành chánh đặc biệt  là Phnom( Phnum )  Penh. Tuy là một đơn vị khác  Phnom Penh được xếp vào hàng tỉnh, cho nên thật sự  Cam Bốt có 25 tỉnh. Một khu phố rộng lớn có đến 50 000 dân gốc Khmer  ở thành phố Long Beach- Hoa Kỳ  thường được gọi đùa  là “ tỉnh thứ 24”, vì đây là tỉnh Miên -Khmer kiều đông thứ hai  ngòai  Căm Bốt . Đông dân nhất ngòai nước , có lẽ là vùng thủ đô Thái Lan Bangkok ( 1 200 000 ? ). 
Các tỉnh  Cam Bốt là :  
             Battambang, Kampong Cham,  Siem Reab - Reap , Kampong Thum, Pouthisat , Kampong Spoe,  Kampong Chnang, Prey Veng,  Kampong,  Takev - Takeo, Kampot, Banteay Mean Cheay, Kandal, Kracheh- Kratie, Kaoh Kong, Svay Rieng, Stoeng - Stung Treng,  Mondul Kiri,  Preah Seihanu , Preah Vihear, Rattana - Rotanah Kiri, Ota Mean Cheay , Krong Phnum Penh , Pailing và Keb- Kep . Mỗi một tỉnh  lại chia ra làm nhiều quận - srok , districts . Năm 2010 , đếm ra 159 quận  và 12 quận ở thủ đô Phnom Penh  lại có tên Miên là khan.  Mỗi tỉnh  còn có môt quận làm tỉnh lỵ . Chẳng hạn tỉnh lỵ  tỉnh Siem Reap là Srok Siem Reap. Quận ở Phnom Penh  gọi là khan . Mỗi khan lại chia ra làm nhiều  sangkhat.  Sang khat  chia ra thành nhiều phum, tương đương với các làng -xã. Nhưng  một phum có thể có nhiều khu cư ngụ  cách nhau khá xa .  Ngoài các phân chia này , lại có thêm các  krong- thị trấn lớn hay thành phố  trên 50 000 dân, và krong -thị trấn có trên 10 000 dân thường  là  thị trấn tỉnh lỵ . Nay, các krong  đều có  hội đồng   dân bầu lên và một “ đốc lý, thị trưởng- mayor “ cũng do dân bầu lên . Sau đây là dân số của 10 thị trấn lớn Căm Bốt, trên 50 000 người : Phnom Penh 1 558 000 người,  Takeo  843 900,  Kampong Som 156 000,  Battambang 156 000, Siem Reap 139 000, Poipet  thuộc tỉnh Banteay Meanchey 76 000, Kampong Chnang 75 000,  Kampong Cham  61000, Pursat 52 000, Takhmau 52 000 . Tổng dân số trên 15 triệu năm 2004 . 90% là dân Khmer, nói  tiếng Khmer , ngôn ngữ chánh thức.   Các dân thiểu số chiếm  3 % tổng số dân Căm Bốt  gồm Hoa , Việt  và Chàm .  Vài tộc dân  địa phương- Khmer Thượng,  sinh sống ở vùng núi non và ở các vùng cao nguyên. Tộc dân Khmer Thượng- Khmer loeu  gồm có các tộc dân ear hay Por chuyên hái đậu khấu,  hột gừng xanh- cardamones , Kouey  chuyên làm thợ rèn , Kha , Samrès , Phnong-M’nong…




 

 

      Lịch sử Cămbốt


 
      Lịch sử  Căm Bốt ( nên so sánh với các tài liệu Việt Nam đăng rải rác rác về Căm Bốt ở tập san “ Theo Dõi Bóng Dáng Quê Hương” tập I  và tập II (đã xuất bản ) và tập III (đang xuất bản)  về 63 tỉnh và thành phố nước nhà, đặc biệt là các tỉnh  Trà Vinh, Đồng Tháp, Tây Ninh, An Giang , Đồng Nai , Vĩnh Long,  Lâm Đồng, Gia Lai - Pleiku...

      Dân gian Căm Bốt rất hãnh diện  khi nói về lịch sử Căm Bốt . Có thể chia làm 11 thời kỳ.  
       
       Thời tiền sử và lịch sử ban đầu

 
     Thời tiền sử và lịch sử ban đầu biết được phần nào là do  dùng  carbon 14 ở hang Laang Spean  Tây Bắc  Cam Bốt , đã xác nhận  hiện diện  các dụng cụ đồ đá từ 6000 đến 7000 năm trước Công Nguyên ( CN )  và  đồ gốm -pottery từ 4200 năm trước CN.  Theo nhóm khảo cổ Pháp -Miên ,  các khám phá từ năm 2012 , cho thấy  là hang chứa các di tích  của những nhóm người săn bắt và lượm hái , theo sau đó là nhóm thời kỳ đồ đá mới - neolithic  có những cách săn bắt  và dụng cụ làm đồ đá  kỷ thuật cao   phát triễn cao, cũng như làm và họa kiểu đồ gốm  nghệ thuật tinh vi , cùng  những thủ tục  xã hội , văn hóa , tượng trưng và ma chay công phu tỉ mĩ.   Lịch sữ Cam Bốt có thể đã hình thành  ít nhất là 5000 năm trước CN.

 
      Vương Quốc Phù Nam ( thế kỷ thứ I sau CN đến  550 )

 
    Các chi tiết ghi chép  về cơ cấu chánh trị trên lảnh thổ của Căm  Bốt hiện đại,  lần đầu tiên  xuất hiện trên các sử biên Tàu , liên quan tới Phù Nam - Funan, một tổ chức nhà nước,  Việt Nam còn gọi là Ốc Eo, bao gồm phần cực nam nhất  của bán đảo Đông Dương   vào thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 . ( Xem hình ở bài tỉnh Long An- Việt Nam để biết rõ vị trí của  Phù Nam , Chenla, Phù Nam , Champa - Chàm hay Chiêm Thành vào các thế kỷ  400 -500 sau CN ).  Trung tâm là Hạ lưu sông Mê Kông , Phù Nam -Ốc Eo  đặc biệt  có văn hóa Ấn độ   - Hindu xưa cỗ nhất vùng , gợi ý  một tương tác xã hội kinh tế lâu dài  với   giao thương biển  phạm vi cầu tròn  Ấn Độ  phía Tây , nổi danh  vào lúc đó là cảng biển , dưới chân núi  Vọng Thê - Ba Thê, Kiên Giang  ngày nay .

 
      Vương Quốc Chenla ( thế kỷ  thứ VI đến  802 )
    
  Vào thế kỷ thứ 6, một nền văn minh mệnh danh là Chân Lạp - Chenla , Zhenla,   theo sử biên Tàu,  thay thế Phù Nam - Ốc Eo  khi kiểm sóat một vùng Đông Dương  rộng lớn hơn  và  cao thấp hơn , duy trì  một trung tâm quyền lực lạ lùng.   Vương Quốc Chân Lạp  kéo dài từ thế kỷ thứ 6 đến năm 802 .  Sử ký  nhà Tùy -Sui Dynasty   chứa các biên chép  một quốc gia tên là Chân Lạp  đã gửi một  đại sứ đến Trung Quốc năm 616 hay 617 sau Công Nguyên.  Sử  nói Chân Lạp  là chư hầu của Phù Nam , nhưng vào thời  vua  Citrasena -Hahendravarman lại chiếm Phù Nam  và trở thành độc lập.   Tuy nhiên sử gia Pháp Claude Jacques lại phủ nhận  điểm này. Ý niệm là  Chân Lạp  nằm vào nước Lào cận đại  cũng bị tranh cải . Ghi chép chánh trị quan trọng nhất  của Căm Bốt trước thời  đại Angkor   là khắc ghi chép K53 của Ba Phnom , niên đại 667 sau CN,   không chỉ dẫn một  đứt quảng chánh trị nào cả ; hoặc của các trào vua kế tiếp nhau Rudravarman , Bhavavarman I,  Citrasena - Mahendravarman, Isànavarman  và Jayavarman I ;  hoặc  về tình trạng  gia đình các chức quyền đã làm ra khắc chép này.  Một khắc chép, vài năm sau K 44  năm  674 sau CN, kỷ niệm tưởng nhớ  thành lập tỉnh Kampot dưới sự bảo trợ  của Jayavarman I, nói tới một thành lập sớm hơn vào đời vua Raudravarma , có thể là Rudravarman của Phù Nam . Và một lần nữa  không có gợi ý một đứt quảng chánh trị.   Sử ký  nhà Đường -  Tang  khẳng định là sau năm 706,  quốc gia chia ra thành  Lục Chân Lạp phía Bắc nước, và Thủy Chân Lạp  nữa phần nước phía Nam ; đúng ra có lẽ nên gọi là Thượng - Upper và Hạ - Lower Chân Lạp. Vào cuối thế kỷ ,  Thủy Chân Lạp trở thành chư hầu  của thời đại Sailendra  - Java . Vua cuối cùng Chân Lạp  bị giết chết  và đất nước nhập vào  vương quốc Java, khoảng năm  790 sau CN .  Còn Lục Chân Lạp lại thành quốc gia  độc lập  thời JayaVarman II,  năm  802 sau CN .


Nước Chân Lạp từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, là lúc nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ nhất ở đây.


 

        Đế quốc Khmer ( 802-  1431 )


 
   Dân Khmers , chư hầu của Phù Nam  đến sông Mekong  từ phía Bắc sông Menam qua trung gian thung lũng  sông Mun.   Chân Lạp   là một quốc gia độc lập đầu tiên của  dân Khmers , dựng lên  trên đất nước Phù Nam .  Các ghi chép  xưa cổ của Tàu  nhắc tới hai vị, vua Shrutavarman  và Shreshthavarman   ngự trị ở  thủ đô Shreshthapura ,   nằm ở  Nam Lào cận đại ngày nay.   Ảnh hưởng to lớn  về cá tính  của Căm Bốt  sắp tới  là  do Vương Quốc Khmer  Bhavapura  dệt ra , từ  thị trấn  Căm Bốt cận đại là Kampong Thom . Di sản  này có được là nhờ vua quan trọng nhất Ishanavarman   đã chiếm tòan thể  vương quốc Phù Nam , các năm từ 612 đến 628 . Vua đã  chọn  thủ đô mới là  Sambor Prei  Kuk , gọi tên nó là Ishanapura.    Nhắc lại là vào thời nhà Lương   nhân dân Giao châu-Việt Nam bị Tàu đô hộ có  Triệu Quang Phục quật khởi  phá quân Lương và Lý Phật Tử xưng đế , dưng nên  triều Tiền Lý,   độc lập hơn 60 năm.   Bị danh tướng nhà Tùy là Lưu Phương đánh phá, vua Lâm Ấp ( tiền thân của Chiêm Thành ) là Phạm Chí dâng biểu xin  triều cống, đến năm749 ,  Phạm Đầu Lê  nối ngôi vẫn giữ triều cống nhà Đường.  Năm  749 , vua  Lâm Ấp đổi quốc hiệu thành Hòan Vương Quốc . năm  808  đô hộ Trương Châu nhà Đường  đánh phá  Hòan vương quốc , vua Hòan vuơng phải lui về Quảng Nam - Quảng Ngãi bây gìờ  và đổi quốc hiệu là Chiêm Thành- Champa .                            
Đế quốc Khmer vào thời điểm cực thịnh năm 900 (
Đỏ: Đế quốc Khmer,

Xanh nhạtHaripunjaya
VàngChampa
CamNhà Đường) Ảnh Wiki


                Đế quốc Khmer được thiết lập vào đầu thế kỷ thứ  9 ( 802 ) đến thế kỷ thứ 15 (1431).    Trong sáu thế kỹ,  Đế quốc Khmer  có đặc điểm là  các công  trình  tiến bộ kỷ  thuật - nghệ thuật ít  ai sánh ngang  được ,  cùng toàn vẹn chánh trị  ổn định hành chánh.  Đế quốc tiêu biểu  cho tuyệt  đỉnh  văn hóa và kỷ thuật  nền văn minh  tiền công nghệ hóa của Căm Bốt  và Đông Nam Á .  Như đã nói trên,  trước Đế quốc Khmer là  Chân Lạp -Chenla, một thể chế  có các trung tâm quyền lực chánh trị  thay đổi , và biến thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp  vào đầu thế kỷ thứ 8 . Cuối thế kỷ thứ 8 , Thủy Chân Lạp  bị  dân Mã Lai - Malays  Đế quốc  Srivijaya  và dân  Java  của Đế  quốc Shailandra thu nhập, rồi lại  bị hội nhập vào Java và   Srivijaya.  Jayavarnam II,  ngự trị Lục Chân Lạp , khởi sự  một  lễ hội  tôn  phong  huyền thọai Ấn Độ - Hindu  ở Núi Kulen ( Mount Mahendra)   vào năm 802 sau CN,  mục đích  tuyên bố  tự trị chánh trị và lên ngôi  hợp pháp .  Khi ông tự tuyên bố là  thiên vương , vua trời - god king,  trời bổ nhiệm  không ai chối cải được;  đồng thời ông cũng  tuyên bố nước nhà độc lập,  tách rời khỏi  Shailandra và Srivijaya . Ông thiết lập thủ  đô Hariharalaya ,thủ đô đầu tiên vùng Angkor, gần thành phố  Roluos ngày nay.  Các vua kế tiếp Jayavarman II, tiếp tục cư ngụ phía Bắc Hồ Tonle Sap. Trung tâm dân cư được  đô thị hóa rộng rải , nằm trên một mạng hệ thống hồ dự trữ và  kênh  mương , xung  quanh các cơ cấu  dinh thự tôn giáo  trung ương. Các năm  877- 889,   Indravarman I và con là  Yasovarman I  các năm 889 - 900, vua thiết lập kinh thành Yasodharapura ra lệnh  xây dựng những hồ nước đồ sộ - barays phía Bắc kinh thành . Quản trị mạng lưới nước  tùy thuộc vào  những hình dung phức tạp  kênh, hồ,  ao và  đê đường  dùng một số lượng khổng lồ  cát pha sét , vật liệu xây cất có nhiều ở  đồng bằng Angkor .  Đê  của hồ lớn Baray phía Đông - East Baray  còn hiện diện đến nay , dài trên 7 km ( 4 dặm Anh ) và rộng đến 1.8 km ( 1 dặm Anh ) .  Thành phần  lớn nhất là Baray Tây - West Baray  , một dự  trữ dài 8km ( 5 dặm Anh )   và bề ngang là 2km ( 1 dặm Anh ) , chứa khỏang 50 triệu m3 nước . Vương quyền  căn cứ trên  ý niệm tôn giáo  nước Ắn Độ Shivaite Hindu state  và  thờ phụng  vua trung ương, xem như là một   chiến vương -warlord  và nhà bảo vệ- the varman .  Hệ thống cai trị trung ương bổ nhiệm   các công chức  các tỉnh.  Thời đại Mahidharapura   mà Jayavarman VI là  vị vua đầu tiên trị vì  từ năm 1080 đến năm 1107, phát sinh phía  Tây rặng núi Đăngrêk thung lũng sông Mun,  làm gián đọan “ chánh sách  lễ nghi - ritual policy”  các truyền thống phổ hệ và chủ yếu  là Ấn độ giáo-Hinduism , không còn xem là tôn giáo độc nhất quốc gia nữa.  Vài nhà sử học liên kết  suy thoái Đế Quốc Khmer với những gián đọan  tôn giáo này .

    Vùng bao gồm các thủ đô  lan rộng khỏang 1 000 km2 ( 386 dặm Anh vuông )  ở nơi nay mệnh danh là  Angkor.  Phối hợp nông nghiệp lúa nước phức tạp căn cứ  trên hệ thống tưới tiêu công nghệ và  phong phú  ngọan mực  của Tonle Sap về  cá và  động vật nước,  như thể một nguồn protêin dồi dào,  bảo đảm một thặng dư  thực phẩm thường xuyên.  Những khảo sát địa lý mới đây,  đã xác nhận  là   Angkor duy trì một ph ức tạp  định cư rộng lớn thế giới, lớn nhất thời  tiền  công nghệ hóa các thế kỷ thứ 12 và 13, có chừng 750 000 dân sinh sống.  Nhưng  đám đông công nhân   công cộng được tái phân phối đến xây cất các công trình và duy trì hạ tầng cơ sở .Một  số lớn các nhà khảo cứu  liên hệ các khai thác dần dần quá mức  hệ thống kinh  tế  địa phương và các tài nguyên,  song song phá với phá rừng  kích thước đại trà  mà thành quả là xói mòn to lớn , đưa tới  Đế quốc suy vong. Dưới thời  vua Surayavarman  II  ( 1113- 1150 ),  Đế Quốc Khmer  đạt  lảnh thổ địa lý  rộng  nhất nhờ kiểm  sóat trực tiếp hay gián tiếp  Đông Dương , Vịnh Thái Lan và những vùng rộng lớn  biển phía Bắc  Đông Nam Á .  Suryavarman II ủy nhiệm   làm  điện thờ Angkor Wat , thiết lập xong sau 37 năm, 5  tháp biểu hiện Núi-  Mount Meru được xem là tiêu biểu nhất cho  kiến trúc Khmer cổ điển.  Tuy nhiên bành trướng lảnh thổ chấm dứt , khi  Suryavarman bị giết chết trong cuộc chiến  tranh cố xâm chiếm Đại Việt.  Tiếp theo là một dịch chuyễn trị vì  và bị Chàm  xâm lăng, tột đỉnh  là vụ cướp đọat  Angkor năm 1177. Vua Jayavarman VII , trị vì từ năm  1181 đến 1219  thường được xem là  vua  uy thế nhất Căm Bốt.  Vua là  một nhà Phật giáo đại thừa - Mahayana buddhist , khởi sự triều vua   bằng cách đánh trả và thắng   Chiêm Thành-  Champa .  Trong gần 40 năm trị vì, vua  trở thành  một nhà xây cất dinh thự  phong phú nhất,  làm ra  thành phố Angkor Thom  với điện thờ trung ương là Bayon .  Công trình ông làm gồm có :  Banteay  Kdei, Ta Prohom,  Neak Pean và Sra Srang .   Việc  xây dựng  một số   dự án và kiến trúc   vị lợi  và tăng lữ thế tục , cũng như  duy trì   mạng lưới đường xá    mở mang thời  Suryavarman I , đặc biệt  là vuơng lộ  đến Phimai và nhiều dinh thự nghĩ dưỡng , cầu cống và bệnh viện  khiến cho  Jayavarman VII  được xem là độc đáo  trong các nhà vua trị vì.     

    Tháng 8 năm 1296,nhà ngọai giao Châu Đại Quan - Zhou  Daguan  đến Angkor và ở lại  triều cung vua Srindravarman mãi đến  tháng 7 năm 1297. Ông viết  một bản báo cáo về  đời sống Angkor. . Mô tả của ông là những nguồn hiểu biết  quan trọng  về lịch sử Angkor  vì bản văn  cống hiến những  thông tin giá trị  đời sống hằng ngày  và các thói quen  của dân Angkor . Khắc ghi chữ Phạn- Sanskrit cuối cùng năm 1327,  ghi chép người  nối ngôi Indrajayavarman  là  Jayavarman IX  Parameshwara  ( 1327 - 1336).


Đền thờ Angkor Wat là một trong những di sản của đế quốc Khmer. Ảnh: wikipedia.org.

      Đế quốc Khmer là một nước nông nghiệp  gồm 3 giai cấp xã hội : thượng lưu,  lao động và nô lệ.  Thượng lưu gồm các cố vấn,  các lảnh tụ quân sự , các triều thần,các tăng lữ , các nhà khổ hạnh tôn giáo  và chức quyền.  Lao động gồm  mọi nhân công ngành nông  và một loạt  nghệ nhân cho các dự án xây  cất . Nô lệ là người bị bắt  ở các cuộc chiến  dịch quân sự hay ở các làng xa xôi hẻo lánh . Không có tiền đúc  và kinh tế trao đổi  căn cứ trên các  sản phẩm nông nghiệp, chánh yếu là lúa gạo  và trao đổi hàng hóa địa phương không đáng kể ở nền kinh tế quốc gia .

Đọc tiếp Phần 2
https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 196573 visitors (363267 hits) on this page!