Bộ não con người thật kỳ diệu. Phần 5
16/7/2022

BỘ NÃO CON NGƯỜI THẬT KỲ DIỆU
Trần-Đăng Hồng, PhD
 
Phần 5. Não chi phối vấn đề tâm linh và mộng mị
 
 
NÃO VÀ TÂM LINH

Niềm tin (Belief), không hẳn chỉ là đức tin về tôn giáo, mà có thể là niềm tin tuyệt đối vào bất cứ điều gì, như đảng phái, chính trị. Mức độ niềm tin cũng biến đổi tùy người, từ ít cho tới cực đoan (như sẳn sàng tử vì đạo, vì đảng phái).

Đây là một vấn đề tế nhị, nhất là đối vối đức tin tôn giáo. Nhờ sự tiến bộ khoa học, nhất là phương pháp MRI (Magnetic resonance imaging - xử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết)  để scan bộ não theo nhiều góc cạnh (3 chiều) và từng lớp mỏng vào chiều sâu của não.
Sau đây là tóm lượt những nghiên cứu và kết quả.

Niềm tin, dù là tôn thờ tôn giáo hay không theo tôn giáo, đều có liên quan đến tín hiệu lớn hơn trong vỏ-não-trước-trán (Ventromedial prefrontal cortex - vMPFC), một vùng não quan trọng đối với bản ngã, liên kết cảm xúc, phần thưởng và hành vi có mục đích. Tuy nhiên, ở người có đức tin tôn giáo mạnh, so với người không tôn giáo, tín hiệu xuất hiện rõ ràng hơn ở não trước (precuneus), thùy trước (anterior insula), bụng não (ventral striatum), vỏ não trước (anterior cingulate cortex) và vỏ não sau trung gian (posterior medial cortex-areas), tức là các khu vực có liên quan đến quản lý cảm xúc, bản ngã và xung đột nhận thức.

Ngược lại, ở người không theo tôn giáo tín hiệu xuất hiện rõ ở trong hệ bộ nhớ của bán cầu bên trái.

Các nghiên cứu trong lĩnh vực “thần kinh học - neurotheology” - hay khoa thần kinh đối với đức tin thần học - đã tạo ra một số khám phá đáng ngạc nhiên có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về tâm linh.

Ví dụ, một số nhà khoa học cho rằng trải nghiệm tôn giáo kích hoạt các mạch não tương tự như tình dục và ma túy.

Một nghiên cứu khác đã gợi ý rằng tổn thương ở một vùng não nào đó có thể khiến ta cảm thấy như thể có ai đó đang hiện diện trong phòng của mình trong khi thật sự không có ai ở đó cả. Hình ảnh thấy ma có thể hiểu trong khám phá này.
 
Nghiên cứu của Dr. Andrew Newberg, Giáo sư Khoa Thần kinh cũng là Giám đốc viện nghiên cứu Research Marcus Institute of Integrative Health của Đại học Thomas Jefferson University & Hospital ở Villanova, PA, Hoa Kỳ có nhiều điều thú vị. Hình ảnh MRI scan bộ não của người đang thiền và người đọc hay tụng kinh cho thấy khu vực chú ý của thùy trán của não gia tăng hoạt động (Hình 1). Vùng chú ý này liên kết với việc tăng cường sự tập trung và chú ý, kỹ năng lập kế hoạch, khả năng dự đoán tương lai và khả năng xây dựng các lập luận phức tạp.

Ngoài ra, cầu nguyện đọc hay tụng kinh và thiền định đều tương quan với việc giảm hoạt động ở thùy đỉnh, nơi chịu trách nhiệm xử lý định hướng không gian và thời gian.

Tuy nhiên, những người cầu nguyện bằng lời, như đọc kinh thánh hay tụng kinh Phật qua lời nói thay vì dựa vào các kỹ thuật hình dung được sử dụng trong thiền định, cho thấy hoạt động gia tăng trong các vùng não xử lý ngôn ngữ của các thùy dưới đỉnh.
 



Hình 1. Não ở phần trán (màu đỏ) hoạt động mạnh trong lúc thiền định. Ảnh của Dr Andrew Newbwerg.
 
Nhóm nghiên cứu của University of Utah School of Medicine (USA) bởi Dr. Jeff Anderson, xử dụng MRI chụp ảnh các phần trong não trong lúc các tình nguyện viên có đức tin tôn giáo cao đang lúc hành lễ. Ở Hình 2, cho thấy não hoạt động mảnh liệt ở phần bilateral nucleus accumbens, cũng như ở phần chú ý thuộc thùy vỏ não trán và thùy não trước trán.
 



Hình 2. Hoạt động gia tăng ở não thuộc phần nucleus accumbens của người tôn sùng tôn giáo lúc hành lễ. Hình của Dr Jeff Anderson.
 
Hình ảnh MRI chụp ở những vùng não xử lý khoái cảm và phần thưởng này cũng hoạt động tương tự như khi tham gia vào các hoạt động tình dục, nghe nhạc, đánh bạc và dùng ma túy. Những người tham gia trong cuộc khảo sát này cũng báo cáo cảm giác bình yên và ấm áp về thể chất giống như người sùng đạo. Đồng thời, những khám phá cho thấy việc tham gia vào các hoạt động tâm linh làm tăng mức độ sản khoái do sản xuất serotonin, chất dẫn truyền thần kinh “hạnh phúc” và endorphin.

Cũng theo nhóm nghiên cứu củ Dr Jeff Anderson, một số tiến bộ gần đây trong kỹ thuật hình ảnh thần kinh MRI cho phép chúng ta hiểu cách bộ não của chúng ta “tạo ra” trải nghiệm tâm linh hoặc thần bí. Điều gì gây ra ảo giác rằng có người khác đang hiện diện trong phòng trong lúc sự thực không có ai cả, hoặc hồn xuất ra ngoài cơ thể của mình và bay đến một không gian, thế giới khác. Giáo sư James Giordano, từ Trung tâm Y tế Đại học Georgetown ở Washington, D.C., cũng đồng ý vấn đề này. Ông nói rằng những người xử dụng “thuốc lắc” ecstasy cũng có ảo tưởng như vậy và cũng xác định các vùng não cụ thể tham gia vào quá trình này.

Cuộc nghiên cứu về chấn thương sọ não của các cựu chiến binh Hoa Kỳ chiến đấu tại Việt Nam trước 1975 cho thấy có sự liên quan giữa các trải nghiệm thần bí và chấn thương sọ não (2).

Trải nghiệm thần bí có thể được định nghĩa là những cuộc gặp với một đấng siêu nhiên hoặc thế giới siêu thường, vốn được cho là nền tảng của đức tin tôn giáo.

Theo các nhà khoa học tâm thần, thuyết thần bí (Mysticism) có liên quan đến ảo giác đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) hoặc rối loạn tâm thần. Họ đề nghị rằng tôn giáo ảo tưởng có thể được coi là dạng phụ của trải nghiệm ảo tưởng trong bệnh tâm thần phân liệt, hưng cảm và trầm cảm.

Có rất nhiều giả thuyết về trải nghiệm thần bí, trong số này có giả thuyết cho rằng những trải nghiệm thần bí được tạo ra bởi hoạt động trong các khu vực của não liên quan đến cảm xúc, ngữ nghĩa trừu tượng và hình ảnh. Chẳng hạng, bệnh nhân bị động kinh thùy thái dương bên phải thường báo cáo rằng có những trải nghiệm thần bí trong hoặc sau cơn động kinh.

Công trình nghiên cứu của Irene và cộng sự (2) trong số 116 cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh ở Việt Nam với những thương tật ở nhiều vị trí khác nhau trên não cho thấy những người từng bị thương ở vỏ não hai bên trước trán có nhiều khả năng báo cáo những trải nghiệm thần bí hơn. Phân tích bản đồ do MRI chụp cho thấy các tổn thương vùng não trán và thái dương có liên quan đến những trải nghiệm thần bí lớn hơn. Những vùng như vậy bao gồm vỏ não trước trán bên (dorsolateral prefrontal cortex - dlPFC) và vỏ não giữa / trên thái dương (middle/superior temporal cortex TC). Nhóm tổn thương ở dlPFC thì hiện tượng thần bí phát triển cao độ nhất.

Những phần này của não kiểm soát cảm giác về bản thân của mình trong mối quan hệ với các đối tượng khác trên thế giới, cũng như tính toàn vẹn của cơ thể chúng ta; do đó, những cảm giác và nhận thức ‘ngoài cơ thể’ và ‘mở rộng bản thân’ mà nhiều người đã từng có kinh nghiệm thần bí thú nhận. Một thương phế binh tâm sự : “Chúa đã nói chuyện với tôi và giọng nói của Ngài cũng thật như người bên cạnh tôi”.

Những nghiên cứu của cựu chiến binh Hoa Kỳ liên quan đến những trải nghiệm thần bí đều là công dân Mỹ có tôn giáo Thiên Chúa hay Tin Lành, nên trải nghiệm thần bí đều liên quan đến Chúa. Tuy nhiên, nhóm tác giả nghiên cứu nói trên tin tưởng rằng ở các dân tộc khác có tín ngưởng hay văn hóa khác có trải nghiệm thần bí liên quan đến tôn giáo hay văn hóa của họ, bởi vì những trải nghiệm huyền bí, hoặc những cuộc gặp gỡ được tin tưởng một cách chủ quan với một thế giới siêu nhiên, được báo cáo rộng rãi trên khắp các nền văn hóa, tôn giáo và trong suốt lịch sử loài người. Chẳng hạn chuyện ma quỷ nhập cốt người, các đồng bóng, các người tự xưng là thiên sứ được đấng trên giao phó để cứu nhân độ thế, v.v. Nguyên nhân là do phần não nào đó của họ bị tổn thương do bệnh hay tai nạn nhẹ. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng một số bệnh nhân bị động kinh (epilepsy) thùy thái dương đã trải qua quá trình siêu tôn giáo - niềm tin tôn giáo rất mãnh liệt đến mức họ có thể làm gián đoạn hoạt động hàng ngày.
 
NÃO VÀ CHIÊM BAO MỘNG MỊ
Bộ não làm việc 100% cả ngày lẫn đêm, cả trong giấc ngủ. Toàn thể bộ não, từ thân não đến vỏ não, đều hoạt động trong lúc chiêm bao. Hầu hết các giấc chiêm bao xảy ra trong lúc ngủ mắt cử động nhanh (rapid eye movement - REM). Giấc ngủ mắt cử động nhanh, thường bắt đầu khoảng 90 phút sau khi ta chìm sâu vào giấc ngủ ngon.  Lúc này, hoạt động của não tăng lên, mắt đảo nhanh xung quanh, đồng thời tim mạch, huyết áp và nhịp thở cũng tăng lên. Đây cũng là lúc ta thực hiện gần hết giấc mộng của mình. Giấc ngủ REM rất quan trọng cho việc học tập và trí nhớ.

Đây là một phần của chu kỳ ngủ-thức và được điều khiển bởi hệ thống kích hoạt gồm các mạch chạy từ thân não (brain stem) qua đồi thị (thalamus) đến vỏ não (cortex).

Nằm sâu bên trong thùy thái dương của não, vùng hải mã (hippocampus) có vai trò trung tâm trong khả năng ghi nhớ, tưởng tượng và giấc chiêm bao giấc mơ ước của chúng ta.

Vỏ não chịu trách nhiệm về nội dung của những giấc chiêm bao, giấc mộng đẹp như gặp người quen, hay thấy mình biết bay lượn, hay ác mộng khi bị quái vật rượt đuổi. Vì con người là động vật có thị giác cao nên phần vỏ não thị giác (visual cortex) nằm ngay phía sau của não hoạt động đặc biệt tích cực trong giấc ngủ.

Hệ thống limbic ở phần não giữa xử lý cảm xúc lúc thức và lúc chiêm bao. Hạch hạnh nhân trong hệ thống này xử lý phần liên quan đến nỗi sợ hãi trong ác mộng.

Thùy trán ít hoạt động nhất trong lúc ngủ, nên đôi khi có những giấc chiêm bao “tào lao”, sau khi thức dậy ít khi nhớ lại.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.
1. Ana Sandoiu (20/7/2018). What religion does to your brain. The neuroscience of religious and
spiritual experience (medicalnewstoday.com)
2. Cristofori et al. (8 January 2016). Neural correlates mystical experience.Neuropsychologia, Volume 80, page 212 -220.
3. Emma Yasinski (13/7/2021). Researchers in a small but growing field search for neural correlates of religiosity and spirituality. https://www.the-scientist.com/news-opinion/religion-on-the-brain-68969
4. Erin J Wamsley (2020). Memory: How the brain constructs dreams. Memory: How the brain constructs dreams | eLife (elifesciences.org)
 
  Đọc tiếp Phần 6. Đột quỵ và hội chứng TGA
https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 215380 visitors (409326 hits) on this page!