Cam Bốt ngày nay - P2
26/9/2020


Cập nhật hiểu biết về:

Nước Cam Bốt ngày nay

 G S Tôn Thất Trình

 
Phần 2.
 
Thời đại đen tối  Căm Bốt ( 1431 - 1863 )

 
    Thời đại Đen tối Căm Bốt  ( 1431 - 1863 ) , còn gọi là  Thời kỳ Trung đẳng - Middle Period kéo dài hơn 400 năm,   nói  tới thời kỳ lịch sử  từ đầu thế kỷ  thứ 15 đến  năm 1863 , khi Pháp  bảo hộ Căm Bốt.   Các nguồn thông tin  đáng tin vậy,  đặc biệt cho 2 thế  kỷ  thứ 15 và 16  rất hiếm có. Một giải thích quyết định  liên quan đến các sự cố cụ thể rành rành về suy thóai  Đế Quốc Khmer  chưa bao giờ xuất bản cả . Tuy nhiên,  đa số các nhà sử học  cận đại  nhất trí là nhiều  thay đổi khác biệt và dần dà  tôn giáo , triều đại   tính cách quân  sự và hành chánh, các vấn đề môi trường và mất cân bằng sinh thái,  trùng nhập  những thay đổi quyền uy ở Đông Dương   và phải được  liệt kê đầy đủ  hầu đem tới giải thích . Những năm  gần đây  tụ điểm hướng đáng kể về  những nghiên cứu  trên  thay đổi khí hậu,  tương tác  môi trường - con người  và những hậu quả  sinh thái học. Chữ khắc trên đền đài  chấm dứt vào thập niên thứ 3 thế kỷ thứ 14 ,  không tái diễn mãi cho đến  giữa thế kỷ thứ 16.  Ghi chép của ảnh niên đại hòang gia   đứt quảng với vua Jayavarman IX  Parameshwara  ( hay  Jayavarman -Paramesvara )   và ở đây  không còn có một ghi chép hiện thời nào, ngay cả một danh tánh vua trên 200 năm trời . Xây cất   kiến trúc các đền đài vĩ đại   đã ngừng yên, sau  đời vua Jayavarman  VII . Theo tác giả Michael Vickery  chỉ còn hiện diện  nguồn ngoại  cho Căm Bốt thế kỷ  thứ  15  là  các  sử liệu Tây Lỗ (? ) - Shilu   đời nhà Minh bên Tàu  và Biên niên hòang gia - Royal Chronicle sớm nhất của Ayutthaya , Thái Lan . Vương  Tây Trịnh (? ) - Wang Shi zhen , một học giả Tàu thế kỷ thứ 16 nhận xét : “  Các sử gia chánh thức,  không bị kiềm chế và  khéo léo che đậy  sự thật, thế nhưng không thể gạt bỏ qua các  đài kỷ niệm, các  tượng  chúng ghi nhớ cùng các tài liệu chúng sao chép. Điểm tham khảo chánh  cho  tòan thế kỷ thứ 15  là việc Xiêm  La (Thái Lan ngày nay ) can thiệp  vài tính chất không nói ra ở kinh đô Yasodharapura ( Angkor Thom),  vào năm 1431 . Sử gia liên hệ  sự cố này với chuyễn hướng  của  trung tâm chánh trị Căm Bốt  đến vùng Phnom Penh,  Long Việt - Longvek và sau đó đến U Đông - Oudong.  Khi Xiêm La trở thành kình địch chánh của Căm Bốt ,sau khi mất Angkor , thì  mô hình chủ quyền trái ngược nhau,  Đế Quốc Khmer thử nghiệm tốt đẹp lâu dài  tại biên cương mình phía  Tây,  cũng  chấm dứt. Các nguồn  cho thế kỷ thứ 16 lại  nhiều hơn. Vương quốc  lúc này,  lấy  sông Mê Kông làm trung tâm,  trở nên phồn thịnh trong khung cảnh  thành phần  tòan vẹn mạng lưới giao thương đường biển, nơi tiếp xúc đầu tiên  với  các nhà thám hiểm  và các tay tứ chiến giang hồ Âu Châu.  Chiến tranh với Xiêm La thành quả là mất đất đai lảnh thổ  rồi thủ đô Lô Việt - Longvek, Lovek cũng bị chiếm đóng năm 1594 .  Dân Việt Nam trong công cuộc “ Nam Tiến” đặt chân  đến Prei Nokor- Sài Gòn  ở Châu thổ sông Mê Kông  vào thế kỷ thứ 17  . Sự cố này đánh dấu  tiến trình chầm chậm là Căm Bốt mất  đường ra biển  và giao thương biển độc lập. Xiêm La và Việt Nam ngự trị tăng cường thêm  trong hai thế kỷ thứ 17 và 18 , kết quả  là quyền uy của  quốc vương Khmer  giảm dần  trở thành một quốc gia chư hầu . Đầu thế kỷ thứ 19 , lúc các triều đại Việt Nam và Xiêm La  cũng cố thêm lên, Căm Bốt  bị đặt dưới  hai chủ quyền cai trị , sau khi mất hết  chủ quyền quốc gia mình. John Crawfurd, người Anh tuyên bố : “ … Vua của Vương Quốc  cũ  sẳn sàng hạ mình  chịu sự bảo hộ của bất cứ một  nước Âu Châu nào …”  Để cứu vớt Căm Bốt  khỏi bị nhập vào Việt Nam và Xiêm La , Vua  Ang Duong chịu nhận sự bảo hộ  của Pháp thuộc địa.  Bảo hộ này  khỏi sự, khi Vua  Norodom Prohmbarirak ký kết chánh thức công nhận Pháp Bảo Hộ, ngày 11 tháng 8 năm 1863 .

 

      Thời kỳ Pháp thuộc địa ( 1863 - 1953 )


 
  Năm 1863 , Vua  Norodom  ký một thỏa hiệp  với Pháp  thiết lập nền bảo hộ trên khắp vương quốc .  Quốc gia dần dần  chịu Pháp thuộc địa  cai trị.  Vào Thế Chiến Thứ Hai, Chiến cuộc   Pháp - Thái năm 1940- 41, khiến  uy quyền  thuộc địa Đông Pháp yếu kém hẳn đi . Chánh phủ Vichy- Pháp Quốc xã   ký một thỏa hiệp  với Nhật bổn, chịu để cho Quân đội  Nhật  di dịch suốt Đông Pháp . Trong lúc đó ,Chánh phủ Thái Lan  dưới sự lảnh đạo của Thống Chế   Plaek  Phibunsongkhram thân Nhật,  lợi dụng ưu thế này , xâm chiếm các tỉnh  miền Tây Căm Bốt.  Tình trạng Căm Bốt khi Thế Chiến chấm dứt rất là hổn lọan.  Pháp Tự Do - Free French ,  dưới sự điều khiển của tuớng Charles de Gaulle,  cương quyết tái chiếm  Đông Pháp, tuy rằng  họ cống hiến cho Căm Bốt  và các xứ Đông Pháp  khác họ bảo hộ  một nền tự trị  họ bao vây chặc chẻ . Tin tưởng vào “ sứ mệnh văn minh hóa - civilizing mission” , họ hình dung  Đông Pháp tham gia vào  “ Một Liên Hiệp Pháp - French Union, Union Francaise  các cựu thuộc địa- bảo hộ, chia sẽ một kinh nghiệm chung văn hóa Pháp.

 

       Chánh Quyền Sihanouk (  1953 - 70 )

    
      Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp và trong thời kỳ Nhật chiếm Căm Bốt, Vua trẻ tuổi Norodom Sihanouk  tuyên bố Vương Quốc độc lập Kampuchea , sau khi Nhật yêu cầu chánh thức.  Ngay sau đó,  chánh phủ Nhật phê chuẩn trên danh nghĩa nền độc lập của Căm Bốt và  thiết lập một tòa lảnh sự ở  Phnom Penh. Chánh phủ mới  bỏ ngay  việc la mã hóa   ngôn ngữ Khmer mà chánh quyền  thuộc địa Pháp đã bắt đầu thực thi và chánh thức  tái lập chữ viết Khmer. Biện pháp chánh phủ ngắn thời  thiết lập lại  rất được ưa  thích và trở thành lâu đời ,vì kể từ đó không một chánh phủ nào lại cố gắng la mã hóa  chữ viết Khmer nữa. Sau khi các đơn vị quân sự Đồng Minh  vào Căm Bốt , lực lượng  quân sự Nhật bị giải giáp  và đưa về lại Nhật. Pháp đã đủ khả năng tái lập nền cai trị thuộc địa ở Phnom Penh tháng 10 cùng năm .  Vận động lớn  cho độc  lập của Sihanouk được Pháp miễn cưỡng chấp nhận trao trả chủ quyền cho Căm Bốt . Một thỏa hiệp bán phần  được ký kết tháng10 năm 1953.  Rồi Sihanouk   tuyên bố là đã hoàn tất độc lập và huy hòang  trở về Phnom Penh.  Thành quả  của Hội nghị Giơ neo- Genève Conference là Căm Bốt đã đòi được quân đội Việt Minh rút khỏi lảnh thổ  và chống trả lại  mọi vi phạm còn sót lại  trên chủ quyền Căm Bốt của các nước ngọai bang. Trung lập là yếu tố chánh của chánh sách ngọai giao  Căm Bốt  các thập niên 1950 và 1960.  Giữa thập niên 1960, một phần các tỉnh phía Đông Căm Bốt,  được sử dụng làm căn cứ  cho quân đội Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ( NVA/NLF )  họat động đánh  Miền Nam Việt Nam, và hải cảng Sihanoukville   dùng để tiếp tế cho các lực lượng này .  


Sihanouk và Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan tại Tòa Bạch Ốc, 1988.
Khi các họat động NVA/VC tăng thêm,  Hoa Kỳ và Nam Việt Nam lo ngại và năm 1969 , Hoa kỳ bắt đầu  một lọat thả bom đột kích kéo dài 14 tháng  nhắm các  yếu tố NVA/VC , góp phần làm Cam Bốt bất ổn .  Chiến dịch thả bom không xa quá 10 dặm Anh rồi sau đó không xa qúa 20 dặm Anh ( 32 Km )   bên kia biên giới Việt Miên, nơi dân chúng Căm Bốt đã   bị quân đội Bắc Viêt đuổi đi. Hòang  thân Sihanouk lo sợ chiến cuộc giữa Cọng Sản Bắc Viêt và miền Nam Việt Nam  tràn qua Căm Bốt, nên công khai chống đối ý kiến chiến dịch thả bom đột kích của Hoa Kỳ dọc theo biên giới Căm Bốt - Việt Nam và bên trong lảnh thổ Căm Bốt . Tuy nhiên,  Peter Rodman tuyên bố :  Hoàng thân Sihanouk  than phiền đắng cay  với Hoa Kỳ về các căn cứ  Bắc Việt trên lảnh thổ Căm Bốt  và đón mời Hoa Kỳ  oanh kích chúng”. Tháng 12 năm 1967,  Sihanouk nói với ký giả Stanley  Karnow của báo Washington Post  là nếu Hoa Kỳ muốn thả bom  các  khu trú ẩn Cọng sản Viêt Nam  này, ông sẽ không phản đối, trừ phi khi dân chúng Căm Bốt bị giết chết. Thông điệp tương tự cũng được gửi tới Chester Bowles phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Johnson, tháng giêng năm 1968. Cho nên Hoa Kỳ không có một viện cớ nào để lật đổ Sihanouk. Tuy nhiên, hòang thân  Sihanouk muốn Hoa Kỳ và Nam Việt Nam, giữ tranh chấp  Bắc - Nam Việt Nam  ra ngòai Căm Bốt,  xa hẳn biên cương Căm Bốt ;  cho nên chỉ trích nặng nề Hoa Kỳ và chánh quyền Nam Việt Nam.  Sihanouk phải đối đầu chiến đấu nội bộ  của mình, vì lý do Khmer  Đỏ dang bừng dậy,  cũng không muốn dính dáng gì tới tranh chấp này cả. Sihanouk không cho phép Hoa Kỳ sử dụng không phận và không cảng  cho các mục đích quân sự.  Điều này làm Hoa Kỳ bối rối  nhiều và góp phần vào cái nhìn Hoa Kỳ liệt Sihanouk  vào lọai những kẻ có thiện cảm  với Bắc Việt và là cái gai trước mắt .  Nhưng các tài liệu giải mật cho thấy là  vào cuối tháng 3 năm1970, chánh quyền Nixon  đã hy vọng là tăng trữ “ liên hệ  thân mật”  với Sihanouk .  Suốt thập niên 1960, chánh trị nội địa Căm Bốt bị phân cực mạnh mẽ.  Phe chống đối  chánh phủ  lớn mạnh cùng  giới trung lưu  và dân phái tả,  kể cả những  nhà lạnh tụ tốt nghiệp Paris như Son Sen, Ieng Sary  và Salot Sar  ( sau đó gọi là Pol Pot )   hướng dẫn một cuộc nổi dậy   dưới  tên là Đảng Cọng Sản Kampuchea -  CPK  bí mật. Sihanouk gọi những kẻ nội lọan này là “Khmer Đỏ  - Khmer Rouge, Red Khmer”. Nhưng năm 1966, bầu quốc  hội lại nghiêng nặng về phe hửu và tướng Lon Nol thành lập chánh phủ mới, kéo dài tới năm 1967. Các năm 1968 và 1969, nội lọan trầm trọng thêm. Tuy nhiên,  nhân viên chánh phủ và quân đội,  bất mãn về kiểu cách cai trị và xa rời Hoa Kỳ  của Sihanouk , nhìn thấy một nguyên do để lật đổ Sihanouk .

 

       Cộng Hòa Khmer và Chiến Tranh ( 1970 - 75 )


 
Đang viếng thăm Bắc Bình năm 1970 , Sihanouk bị  đảo chánh quân sự  do thủ tướng Lon Nol và hòang thân Sisowath Sirik Matak lãnh đạo vào sớm ngày 18 tháng 3 năm  1970. Dù Sihanouk viện dẫn,  không có chứng cớ hiển nhiên là đảo chánh do CIA Hoa Kỳ dự tóan. Ngày 12 tháng 3 năm 1970, Chánh sở CIA sở tại  nói cho Washington  là căn cứ theo những thông tin từ Sirik Matak, em họ Sihanouk, thì “ quân đội  Căm Bốt  đã sẳn sàng làm đảo chánh”. Lon Nol nắm chánh quyền sau đảo chánh quân sự  và ngay tức khắc  đưa Căm Bốt liên minh với Hoa Kỳ.  Sơn Ngọc Thành , đối thủ của Pol Pot,  tuyên bố ủng hộ chánh phủ mới. Ngày  9 tháng 10, nền quân chủ Căm Bốt bị  hủy bỏ  và Căm Bốt có danh xưng mới là Cộng Hòa Khmer . Chế độ mới , ngay tức khắc,  yêu cầu Cọng Sản Việt Nam rời khỏi Căm Bốt .

 Hà  Nội bác bỏ yêu cầu của Cọng Hòa Khmer  mới, không chịu rút lui quân đội NVA. Để trả đủa, Hoa  Kỳ chuyễn động  cung cấp viện trợ vật chất  cho lực lượng quân đội chánh phủ mới , vừa chiến đấu  với các quân nổi lọan CPK , vừa  chống các lực lượng NVA . Các  lực lượng Bắc Việt và Việt Cọng khổ công  gìn giữ các khu trú ẩn và đường tiếp tế  cho Bắc Việt , tức tốc tung ra những tấn công vỏ trang đánh chánh phủ Khmer  mới . Bắc Việt mau lẹ chiếm  phần lớn Miền Đông Căm Bốt , đến cách Phnom Penh chỉ  24 km ( 15 dặm Anh ) . Bắc Việt chuyễn các đất đai mới chiếm cho cho Khmer Đỏ.  Vua  cũ khẩn cầu các  kẻ theo mình giúp sức lật đổ chánh phủ , thúc đẩy khởi sự nội chiến . Tháng tư năm 1970 , Tổng thống Nixon tuyên bố với công chúng Hoa Kỳ là Hoa Kỳ và lực lượng bộ binh Miền Nam Việt Nam đã tiến vào Căm Bốt trong một chiến dịch  nhằm phá  phá tan các vùng  căn cứ NVA ở Căm Bốt. Thật ra  Hoa Kỳ đã thả bom các vị trí Bắc Việt và Việt Cọng ở Căm Bốt đã hơn 1 năm rồi . Dù Hoa Kỳ  và các lực lượng miền Nam bắt được hay phá hủy đựợc rất nhiều trang bị, chận đứng các lực lượng NVA đã tỏ ra vô hiệu ; NVA vẫn né tránh được .

Lon Nol
  Lãnh đạo Cộng Hòa Khmer bị phiền nhiễu vì bất hòa giữa ba nhân vật chánh: Lon Nol , Sri Matek bà con với Sihanouk  và In Tam, lảnh tụ Hạ Viện. Lon  Lon Nol duy trì  được quyền lực một phần vì không ai sẳn sàng thay thế Lon Nol cả . Năm 1972 , một hiến pháp được chấp nhận, quốc hội được bầu lên  và Lon Nol trở thành tổng thống. Nhưng bất hòa, các vấn đề  nhập   30 000 quân nhân vào   một lực lượng chiến đấu quốc gia  hơn 200 000 người, tham nhũng lan tràn  làm yếu kém  chánh quyền dân sự và quân đội.  
Nổi lọan  Khmer Đỏ trong nước Căm Bốt  tiếp tục gia tăng  nhờ tiếp tế và hổ trợ quân sự của  Bắc Việt . Pol Pot và Ieng Sary khẳng định  chủ trì trên các nhà Cọng Sản Việt Nam huấn luyện, một số lớn bị thanh trừ. Cùng lúc, lực lượng  Khmer Đỏ ( CPK )  trở nên mạnh hơn  và độc  lập hơn đối với  các đở đầu Việt Nam. Đến năm 1973, CPK chiến đấu  với các lực lượng  chánh phủ  không có hay rất ít có  quân đội Bắc Việt hổ trợ  va Khmer Đỏ  đã kiểm sóat gần 60%  lảnh thổ  và  25 % dân số Căm Bốt.  Chánh phủ làm 3 cố gắng  không thành công đàm phán với quân nổi lọan , nhưng đến năm 1974 , CPK  họat động công khai theo cấp sư đòan  và vài lực lượng chiến đấu NVN đã  tiến vào Miền Nam Việt Nam. Lon Nol chỉ còn kiểm sóat vài vị trí bé nhỏ  quanh các thị trấn  và các đường giao thông chánh. Hơn 2 triệu người tị nạn chiến tranh  sinh sống ở Phnom Penh  và các thị trấn khác. Vào ngày 1 tháng giêng 1975, quân đội Cọng Sản phóng ra một cuộc tấn công  làm sụp đổ  Cộng Hòa Khmer, sau 117 ngày đánh nhau khốc liệt nhất . Cùng lúc,  những tấn công quanh thủ đô Phnom Penh cũng giữ  tại chỗ các lực lượng Cộng Hòa, trong khi các đơn vị CPK tràn ngập các căn cứ hỏa lực  kiểm sóat  đường tiếp tế khẩn thiết hạ lưu sông Mê Kông . Không vận đạn dược và lúa gạo Hoa Kỳ tài trợ chấm dứt, khi Quốc Hội Hoa Kỳ từ chối viện trợ thêm cho Căm Bốt.  Chánh phủ Lon Nol đầu hàng  ngày 17 tháng tư năm 1975, 5 ngày sau khi phái bộ Hoa Kỳ tản cư khỏi Cam Bốt.  

     Liên hệ giữa  thảm bom khối lượng Hoa Kỳ  thả trên Căm Bốt  và sự tăng trưởng của Khmer Đỏ, theo ngôn từ  mộ  binh và hổ trợ của dân chúng, đã là một đề tài đáng chú ý cho các sử gia . Vài sử gia kể ra là sự can thiệp  của Hoa Kỳ và chiến dịch thả bom ( kéo dài 1965 - 1973)  như thể là một thừa tố ý nghĩa,  đã đưa tới vụ nông dân Căm  Bốt   hổ trợ mỗi ngày mỗi tăng cho Khmer Đỏ . Tuy nhiên David Chandler, nhà viết tiểu sử Pol Pot,  biện cứ là việc thả bom  “ đã có  ảnh hưởng dân Hoa Kỳ mong muốn , nghĩa là phá vỡ vòng vây Phnom Penh” .Peter Rodman và Michael Lind cho rằng can thiệp Hoa Kỳ đã cứu Căm Bốt khỏi sụp đổ  các năm  1970 và năm  1973 . Craig Etcheson đồng ý là “ không vững được “  khẳng định  là can thiệp Hoa Kỳ   đã giúp cho Khmer Đỏ thành công , trong khi  Etcheson  cũng công nhận   là can thiêp này  có thể đóng một vai trò  nhỏ  tăng cường  tuyễn mộ binh lính  cho dân nổi lọan. Còn William Shawcross  viết là Hoa Kỳ dội bom và  tiến quân vào đất đai,  đã  làm cho Căm Bốt  rối tung beng, một rối lọan  Sihanouk   đã cố gắng nhiều năm né tránh. Việt Nam can thiệp  vào Căm Bốt ,  tung ra theo yêu cầu của  Khmer Đỏ , thường được xem là một thừa tố chánh cho sự thành công của Khmer Đỏ theo nhiều nhà sử học Hoa Kỳ , kể cả Shawcross .   Sau đó Việt Nam  cũng công nhận là đã đóng  một “vai trò quyết định”  cho Khmer Đỏ chiếm chánh quyền . Còn Trung Quốc” võ trang và huấn luyện”  Khmer Đỏ  trong thời kỳ nội chiến vẫn tiếp tục  gíúp  Khmer Đỏ nhiều năm tới .

 

     Kampuchea Dân chủ  ( thời đại Khmer Đỏ ) ( 1975 - 79 )


 
Pol Pot năm 1978
   Ngay sau khi thắng trận , CPK  ra lệnh mọi thành phố và thị trấn phải tản cư,  đưa toàn thể dân thị thành ra miền quê  làm việc như nông dân , vì CPK cố  thay đổi xã hội Khmer  theo dạng kiểu mẩu Pol Pot đã nhận thức.   Chánh phủ mới  cố tìm kiếm thay đổi tòan diện cơ cấu  xã hội Căm Bốt .   Mọi tàn tích xã hội cũ cũng như tôn giáo đều bị hủy bỏ.  Nông nghiệp bị tập thể hóa , và phần căn bản công nghệ  còn sống sót, đều bị gạt bỏ và đặt dưới sự  kiểm soát quốc gia. Liên hệ  của Kampuchea Dân chủ với Việt Nam và Thái Lan  tệ hại mau lẹ,  thành quả của các xung đột  biên giới và khác biệt ý thức hệ .  Tuy là Cọng Sản , CPK  mảnh liệt quốc gia tính và mọi thành phần Khmer Đỏ  đã có sinh sống ở Việt Nam đều bị thanh trừng.  Kampuchea Dân Chủ  thiết lập quan  hệ chặc chẻ với Cọng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và tranh chấp Căm Bốt - Việt Nam trở  nên một thành phần của  cuộc cạnh tranh  Tàu- Nga Sô Viết ; Mạc Tư Khoa - Moscow  ủng hộ   Việt Nam. . Xung đột biên giới  tệ  hại thêm  khi quân sự  Kampuchea Dân Chủ  tấn công các làng Việt Nam ( xem phần nói về các sự cố này ở các bài về tỉnh Gia Lai, Trà Vinh … của Tập san “Theo dõi Bóng Dáng …”  Chế độ cắt đứt liên hệ  với Hà Nội tháng chạp  năm 1977 , phản đối Việt Nam cố tâm tạo dựng Liên Hiệp Đông Dương  - Indochina Federation . Giữa năm 1978, lực lượng Việt Nam  xâm chiếm Cambodia , tiến sâu chừng 48 km ( 30 dặm Anh )  trước khi mùa mưa bắt đầu.  Những lý do Trung Quốc ủng hộ CPK là để ngăn ngừa   phong trào Liên kết Đông Dương - Pan Indochina  và duy trì ưu thế quân sự Tàu  ở trong vùng .   Liên hiệp Sô Viết - Nga Sô  ủng hộ một Việt Nam  mạnh mẽ  là để duy trì một chiến tuyến thứ hai  chống lại Trung Quốc lỡ khi có xung đột Nga - Tàu  và ngăn ngừa Trung Quốc bành trướng thêm .  Kể từ khi Xít ta Lin - Stalin chết ,  liên hệ  giữa  Trung Quốc  Mao kiểm sóat và Nga Sô  tốt đẹp nhất,  cũng chỉ là âm ấm - thiếu nhiệt tình nhưng không lạnh nhạt.  Từ tháng hai  đến tháng ba năm 1979,  Trung Quốc và Việt Nam sẽ đánh nhau  một cuộc chiến ngắn ngủi Việt Trung quanh vấn đề này. Tháng chạp năm 1978 , Việt Nam tuyên bố  thành lập Mặt Trận   Thống Nhất Kampuchea Cứu Quốc -  Kampuchean United Front for  National Salvation , KUFNS  dưới quyền Heng Samrin , nguyên là chỉ huy  một sư đòan Kampuchea Dân Chủ . Gồm có  các Cọng Sản Khmer   ở lại Việt Nam sau 1975  và các chức quyền  của khu vực miền Đông  như Heng Samrin, Hun Sen ; những người   đã rời Căm Bốt về Việt Nam năm 1978.  Cuối năm 1978 , lực lượng Việt Nam  tung ra một cuộc xâm chiếm tòan thể Căm Bốt, chiếm  Phnom Penh ngày 7 tháng giêng năm 1979  và đuổi các thành phần còn lại của quân đội Kampuchea Dân Chủ về phía Tây, phía  Thái Lan. Ở nội tình CPK , nhóm lảnh đạo tốt nghiệp Paris- Pol Pot, Ieng Sary , Noun Chea và Son Sen  -  nắm quyền  kiểm sóat.  Tháng giêng năm1976,  một hiến pháp mới   thiết lập Kampuchea Dân Chủ  là một Cộng Hòa Nhân Dân Cọng sản- Communist People ‘s Republic  và  một Quốc hội  Đại diện Nhân dân Kampuchea - PRA, Assembly of the Representatives  of the People of Kampuchea  gồm  250 nghị viên , hầu lựa chọn  ban lảnh đạo   Quốc gia Tập thể , chủ tịch ban này  sẽ là chủ tịch nước. Ngày 4 tháng 4,  hòang thân Sihanouk   từ nhiệm Chủ tịch Nước . Ngày 14 tháng tư,  trong phiên họp đầu tiên , PRA  tuyên bố là Khieu Samphan   sẽ làm Chủ tịch ban lảnh đạo tập thể  trong 5 năm . PRA cũng lựa chọn một nội các 15 người,  do Pol Pot đứng đầu ở chức thủ tướng.  Hoàng thân Sihanouk bị bắt giữ cầm cố tại gia .

 

     Những liên can xã hội và văn hóa của Chế độ Khmer Đỏ

Có tới 2 triệu người chết vì chế độ Khmer đỏ do Pol Pot lãnh đạo 

 
     Hàng ngàn người chết đói hay vì bệnh tật trong thời gian di tản và sau đó, nhiều người này  bị bắt buộc  phải rdo Pol Pot lãnh đạo ời khỏi các thị trấn đến các làng mới dựng lên, thiếu hẳn thực phẩm, dụng cụ nông nghiệp và săn sóc y tế .  Nhiều người quen sinh sống thành thị đã mất hết  khéo léo cần thiết  sống sót trong môi trường nông thôn.  Hàng ngàn người chết đói trước mùa thu họach đầu tiên . Thiếu ăn và thiếu dinh  dưỡng - gần mức chết đói  là chuyện thường xuyên những nắm đó . Phần lớn các nhà lảnh đạo  quân sự và dân sự chế độ cũ, không biết cách che dấu quá khứ bị hành hình . Vài tộc dân ở Căm bốt , tỉ như tộc dân Chàm  thống khổ đặc  thù và là mục  tiêu ngược đãi hung bạo. Đến điểm vài nguồn  quốc tế gọi là”  diệt tộc Chàm - Cham genocide” . Tòan thể cả gia đình và thị trấn  bị nhắm vào và bị tấn công,  với mục đích là giảm bớt số lượng  đi và cuối cùng là đào thải họ.  Đời sống ở  “ Kampuchea Dân Chủ “   rất khắc nghiệt và thô bạo . Ở nhiều vùng xứ sở,  dân gian bị  lùa vào và  xử tử vì nói tiếng ngọai quốc , đeo kiếng ( kính ), sục sọi tìm thực phẩm  và cả khi khóc người thân yêu quá cố . Các doanh thương và thư lại cũ, bị  săn bắt và  bị giết chết  tòan gia . Khmers Đỏ sợ  họ vẫn còn những tin tưởng  để chống đối chế độ .  Một vài kẻ trung thành  Khmers Đỏ  cũng bị giết chết,  vì không tìm đủ  số  lượng “Chống đối cách mạng -  counter  revolutionaries” để xử tử . Các  khảo  cứu  cận đại đã tìm ra 20 000 mồ chôn tập thể thời Khmers Đỏ khắp Căm Bốt . Nhiều nghiên cứu  ước lượng  số người chết là giữa  740 000 và 3 000 000 , thường giữa 1,4 triệu và 2, 2 triệu  và có lẽ phân nữa  chết chóc là do bị hành hình và phần còn lại là do chết đói và bệnh tật .  Dự Án Diêt dân Căm Bốt của Yale- Cambodian  Genocide Project  do Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ tài trợ,  ước lượng là  khỏang 1.7 triệu người chết.  R .J. M Rummel ,  một nhà phân tích lịch sử chánh trị chết chóc  hình dung là 2 triệu .  Điều tra Liên Hiệp Quốc  báo cáo 2-3 triệu  khi UNICEF -  Cơ Quan Nhi Đồng Quốc  Tế ước lượng là 3 triệu.  Sau 5 năm  khảo cứu các mồ chôn tập thể, nhà khảo cứu Craig Etcheson  của Trung tâm Tài liệu Căm Bốt , cho biết các mồ chứa  thi thể còn sót của 1 386 734 người .

 

    Việt Nam chiếm đóng PRK ( 1979 - 1993 )   

         
    Ngày 10 tháng giêng năm 1979,  sau khi quân đội Việt Nam và KUFNS  xâm chiếm Căm Bốt,  Cộng Hòa Nhân Dân Kampuchea-  PRK mới  được thành lập , Heng Samrin  làm Chủ tịch Nước .  Lực lượng Khmer Đỏ  của Pol Pot rút lui mau lẹ về biên giới Thái Lan . Khmer Đỏ và PRK   đánh nhau tốn kém và  rơi vào tay của các cường quốc to lớn  là Trung Quốc ,  Hoa Kỳ và Nga Sô .  Nội chiến được áp  đặt lên  trên Căm Bốt nghèo khổ , di  dời  600 000 dân Căm Bốt vào  các trại tị nạn,  dọc theo  biên giới  giữa TháiLan và Căm Bốt . Chế độ mới sát hại hàng chục ngàn dân gian.  Các cố gắng tái lập hòa bình   bắt đầu  ở Paris năm 1989,  dưới  tên Quốc Gia Căm Bốt ,  sau hai năm  đàm phán cuối cùng, vào tháng 10  năm 1991, làm ra một   thỏa hiệp hòa bình bao hàm phạm vi rộng lớn . Liên Hiệp Quốc  được ủy nhiệm   thực thi một lệnh ngưng bắn,  giải quyết  tị nạn và giải giáp  tên gọi là   Chức Quyền  Liên Hiệp Quốc Chuyễn Tiếp- United Nations  Transitional Authority, UNTAC  ở Căm Bốt.

 

     Căm Bốt Cận Đại ( 1993 đến nay )


 
     Ngày 23 tháng 10 năm 1991,   Hội Nghị Paris tái nhóm  để ký kết  một thỏa ước toàn diện  cho phép  Liên Hiệp Quốc  tòan quyền  hành động giám sát  ngưng bắn, hồi hương  các dân Khmer bị di dời  dọc theo biên giới Thái Lan  giải giáp , giải ngủ  các nhóm  quân đội phân tranh  và sửa soạn  những bầu cử tự do cho Căm Bốt.  Hòang thân Sihanouk, Chủ tịch  Ủy Ban Tối cao  Quốc gia Căm Bốt - SNC    và các thành viên  khác của SNC trở về  Phnom Penh  tháng 11 năm 1991 , khởi sự  tiến trình thỏa ước  ở Căm Bốt.  Sứ mệnh Tiến trước của Liên Hiệp Quốc -UN Advance Mission cho Căm Bốt  được dàn trải cùng lúc, để duy trì liên lạc giữa  các nhóm và bắt đầu các họat động gở mìn, hầu hồi hương  mau lẹ  khỏang 370 000 dân Căm Bốt từ Thái Lan.  Ngày 16 tháng 3 năm 1992, UNTAC đến Căm Bốt  để thực thi  Kế Họăch  Thỏa Ước Liên Hiệp Quốc.   Trưởng Ban  Tị nạn Liên Hiệp Quốc bắt đầu hồi hương  tòan thể quy mô   tháng 3 năm 1992 .  UNTAC có một lực lượng  dân sự và quân sự 22 000 người  để thi hành tư do và đứng đắn,  tổ chức bầu một Quốc Hội Lập Pháp - Constituent  Assembly.   

   Trên  4 triệu dân Căm Bốt ( 90 % dân đủ tư cách đi bầu )  tham gia  các bầu cử tháng 5 năm 1995,  dù rằng các lực lượng Khmer Đỏ hay đảng PDK  không bao giờ  giải giáp hay giải ngũ cả,  đã cấm đóan vài nơi không cho dân gian tham dự. Hòang thân  Ranariddh  thuộc đảng hòang gia FUNCINPEC  nhận số phiếu cao nhất 45.5 % tổng số ; theo sau là  Đảng Nhân Dân  Căm  Bốt -Cambodiáns People Party   và kế tiếp là Đảng Phật Gíáo Dân chủ Tự Do - Buddhist Liberal Democratic Party  . Rồi FUNCINPEC  thỏa hiệp cùng các đảng khác đã tham dự bầu cử có đại diện ở Quốc  Hội 120 nghị viên này, khởi sự  thảo ra và chấp thuận  một hiến pháp mới công bố  ngày 24 tháng 9  năm1993 .  Hiến pháp thiết lập  một nền dân chủ tự do đa đảng  trong khung cảnh một chế độ quân chủ -  monarchy.   Ranariddh và Hun Sen  trở thành Đệ Nhất và Đệ Nhị  Thủ tướng - First   and Second Prime Ministers  trong Chánh phủ Hòang Gia Căm Bốt  -  Royal Cambodian Government , RGC. Hiến Pháp cũng qui định một lọat rộng rải nhân quyền quốc tế công nhận.

   Ngày 4 tháng 10 năm 2004 . Quốc Hội Căm Bốt  chuẩn y  một thỏa hiệp với Liên Hiệp Quốc  thiết lập một tóa án xét xử các lhảnh đạo cao cấp có trách nhiệm làm những tàn bạo của Khmers Đỏ . Các quốc gia tặng dữ cam kết   trả 43 triệu đô la Mỳ  phần quốc tế cho ngân sách tổng cọng  3 năm, trong khi Chánh phủ Căm Bốt  chịu trả 13.3 triệu đô la. Tòa án bắt đầu xét xử các lảnh tụ Khmers Đỏ năm 2008.  Căm Bốt cũng bắt đầu phục hồi đất nước nhờ gở mìn cả hai Khmers Đỏ  và Việt Nam đã sử dụng nhiều; phải cần khỏang 10 năm mới  gở phần lớn mìn gài trong lảnh thổ Căm Bốt .

 

     Quân chủ - Monarchy


 
      Căm Bốt là một nền quân chủ lập hiến - constitutional monarchy ,  có nghĩa là  Quân Vương ,Vua - the King ngự trị - reign chứ không cai trị - rule, tương tự Nữ Hòang Elisabeth II  của Vương Quốc Anh.  Vua chánh thức  là Chủ tịch Nước  và tượng trưng cho thống nhất  và vĩnh cữu - eternity của quốc gia.  Từ 24 tháng 9 năm  1993 đến ngày 7 tháng 10 năm 2004 ,  Norodom Sihanouk ngự trị làm Vua , sau khi  đã  nhận nhiều chức vụ khác ( kể cả Làm Vua ) từ  năm 1941.  Theo hiến pháp , Vua không có quyền hành chánh trị , nhưng vì Norodom Sihanouk được kính trọng  trong nước ,  lời nói của ông  có rất nhiều ảnh hưởng trên chánh phủ.  Chẳng hạn tháng hai năm 2004 , ông ra tuyên ngôn : vì Căm Bốt  là một nước “ Dân chủ Tự do - Liberal Democracy” cho nên  phải cho phép hôn nhân cùng giới tính - gay marriage. Tuy những cái nhìn như vậy  không mấy phổ biến  ở Căm Bốt, ngôn từ của ông được  dân gian Căm Bốt tôn trọng. Sihanouk thường cáu giận vì những tranh chấp trong chánh phủ ông;  nhiều lần đe dọa thoái vị , nếu các nhóm chánh trị không hợp tác được với nhau . Điều này tạo áp lực  cho  chánh phủ phải giải quyết các khác biệt .  Sau khi  Norodom Sihanouk thóai vị năm 2004 ,  con ông là Norodom Sihamoni   kế vị . Vua về hưu  rất đuợc tôn trong trong xứ sở,  vì đã dùng cả đời mình phụng sự Căm Bốt , còn tân vuơng thì sống lâu ngày ở Pháp. Thế cho nên  chưa biết rỏ là  Norodom Sihamoni  có được tôn trọng như cha  không  ? Sihanouk chết ngày 15 tháng 10 năm 2014 ( ? )

 
 Thời  Thủ tướng Hun Sen ( từ 1998 … )


Hun Sen và Sihanouk (1991)
   Thủ tướng Căm Bốt là đại diện cho đảng cai trị ở quốc hội - national assembly .  Ông hay Bà Thủ tướng do Vua Cam Bốt bổ nhiệm  theo khuyến cáo của Chủ tịch và hai Phó chủ tịch Quốc Hội.  Muốn trở thành Thủ tướng, Ông Hay Bà phải được Quốc Hội  bỏ phiếu tín nhiệm , trước tiên. Thủ tướng  đứng đầu Chánh phủ  Căm Bốt . Trước khi nhậm chức,  ông hay Bà phải thành lập  Nội các- Hội đồng tổng -bộ trưởng   chịu trách nhiệm với Thủ tướng .  Thủ tướng và Chánh phủ  là cơ quan hành chánh Căm Bốt.  Thủ tướng hiện tại là Hun Sen , thành viên của Đảng Nhân Dân  Căm Bốt - CPP.  Hun Sen đã đảm nhiệm chức vụ này   kể từ cuộc bầu cử bị chỉ trích năm 1998 , một năm sau  khi CPP đảo chánh đẩm máu ở Phnom Penh, lật đổ Thủ tướng bầu cử lên là hoàng thân Norodom Ranariddh , chủ tịch đảng FUNCINPEC .  Hun Sen thề rằng mình sẽ cai trị cho đến năm  74 tuổi . Hun Sen là  môt cựu thành  viên Khmer Đỏ  bỏ chạy  và đã giám sát Căm Bốt tái phục hồi ra khỏi tro tàn chiến tranh .  Chánh phủ ông thường xuyên bị tố cáo  là bỏ quên  nhân  quyền  và đàn áp đối lập . Sau thành quả bầu cử năm 2013 , phe đối lập  tranh cải , 20 000  dân biểu tình phản đối , nhiều người  bị thương tích  và bị giết chết  ở thủ đô Phnom Penh  khi họ g đột với cảnh sát. Cuộc bầu cử quốc hội ngày 28 tháng  7 năm 2013  đem  đảng Nhân Dân Căm Bốt của Hun Sen  về nhất , chiếm   48.83 % tổng số dân đi bầu và 68 ghế, hơn phân nữa số 123 ghế Quốc Hội.  Đảng về nhì là đảng Cứu Quốc  Căm Bốt - Cambodian National Rescue Party  , CNRP   của chủ tịch  là Sam Rainsy  chiếm  44.46 % số phiếu và 55 ghế   và đảng FUNCINPEC, chủ tịch  đảng nguyên là  Đệ Nhất Thủ tướng Norodom Ranariddh chỉ   còn chiếm 3.66 % tổng số phiếu và không có ghế nào .  Xuất thân  là một nông dân  tầm thường , Hun Sen bắt đầu nắm chính quyền  năm 1985, khi mới  33 tuổi  và ông thề thốt là sẽ cai trị Căm Bốt đến  năm 74 tuổi , năm 2026 ( ? ),  lâu dài không kém chi mấy Robert Mugabe của nước Zimbabwe và  Nursultan Nazarbayev của nước Kazakhstan!   

 

    Sơ lược về phát triển Căm Bốt ngày nay

    Chiến Lược


 
   Tính đến tháng 4 năm 2015 , Căm Bốt  tiếp tục tăng trưởng vạm vỡ  dù đà tiến tiến triễn chậm đi.  Mức tăng trưởng ăm 2014 ước lượng đạt 7% . Khu vực  quần áo ,  cùng các khu vực xây  cất và dịch vụ,   đặc biệt là tài chánh và bất động sản, vẫn thúc đẩy tăng trưởng . Tuy nhiên,  dự tính  các năm 2015 và 2016 cho phát triễn  kinh tế chỉ còn 6.9 %,  vì phải chạm trán  cạnh tranh mạnh mẽ hơn  về xuất khẩu quần áo , nông nghiệp  vẫn tăng trưởng yếu kém  và khu vực du lịch  tăng nhẹ nhàng hơn.


Một kỹ sư cơ khí sử dụng điện thoại thông minh khởi động chiếc xe hơi điện "Angkor EV 2014" do Campuchia sản xuất, ảnh chụp 14 tháng 2 năm 2014 tại Kandal, Campuchia.

  Nghèo khổ  tiếp tục giảm đi ở Căm Bốt,  dù bước tiến đã suy sụp đáng kể.   Tỉ xuất nghèo khổ  là17.7 % năm 2012, gần 3 triệu người nghèo  trong số  trên hơn 8.1 triệu người xếp hạng gần mức nghèo khổ . Gần 90% con số này sống ở vùng quê, nông thôn.  Ngân Hàng Thế Giới-  World Bank  ước lượng gợi ý là Căm Bốt đã hòan tất  Mục  tiêu   Phát triễn Thiên Niên -the Millenium Development Goal, MDG  ,  giảm đi phân nữa nghèo khổ năm 2009. Tuy nhiên, đa số rộng rải các gia đình thóat khỏi nghèo khổ, không cách xa bao nhiêu mức  nghèo khổ cả.    

 Phát triển nhân sinh- con người , đặc biệt  ở lảnh vực  y tế và giáo dục, vẫn là một ưu tiên phát triễn quan trọng cho Căm Bốt .   Khoảng 42 % trẻ em dưới 5 tuổi  thiếu dinh dưỡng  và lùn tũn; và hơn phân nữa dân Căm Bốt  không vào được cầu tiêu  và không có các điều kiện vệ sinh thích nghi .  Căm Bốt đã cố gắng  cải thiện sức khỏe các bà mẹ , chăm sóc  trẻ em còn bé , và thực hiện các chương trình gíáo dục sơ cấp ở nông thôn .  Số em  chết trên 100 000 bé sơ sinh  giảm từ 427 năm 2005 xuống còn 170 năm 2014;  tỉ xuất số em bé chết  dưới  5 tuổi  giảm từ 124 cho 1000 em bé sơ sinh  còn sống  năm 1998 , xuống  chỉ còn  35 trên 1000 em  năm 2014   và số nhập học trường sơ cấp  lãi thực - net   tăng từ 81 % năm 2001 đến  94.3% năm 2012 .  Căm Bốt cũng thành công nhiều  ngăn ngừa và chửa trị HIV/ AIDS ( tiếng Pháp là SIDA) . Năm 2011, gần 90 %  các bệnh nhân AIDS  ở Căm Bốt  đã vào các cơ sở chửa trị  virus ngược - antiretroviral treatment.  Đây là một  trong số tỉ xuất bao phủ cao nhất thế giới chậm tiến,đang mở mang.                                

   Căm Bốt  vẫn còn phải đối đầu  một số thách thức phát triễn khác, gồm xử lý hu_~u hiệu   đất đai và tài nguyên thiên nhiên , vững bền môi sinh và cai trị tốt đẹp - good governance. Tham nhũng và cung cấp  dịch vụ công cộng yếu kém,  đã cản  trở phát triễn tòan bộ . Thách thức then chốt để tiến tới  là kích thích các khu vực nông nghiệp và  du lịch,  hầu một lần nữa  trở thành các động cơ mạnh mẽ cho tăng trưởng, hổ trợ  cho giảm bớt nghèo khổ , cũng như để  nới rộng và giữ vững  tăng trưởng ở  ngành công nghệ chế tạo  kể luôn cả quần áo .    

 
                                    (Irvine ngày  24 tháng 7 năm 2015 )
https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 233028 visitors (440639 hits) on this page!