Cần biết thêm: Tỉnh Quảng Tây. P2
14/9/2020

Tỉnh thứ hai Trung Quốc , sau Vân Nam, có biên giới chung với Việt Nam ,cần biết rõ hơn:

Tỉnh Quảng Tây hay  Vùng Tự Trị Tộc Dân Tráng

         G S Tôn Thất Trình 

 
Phần II : Phát triển kinh tế  Quảng Tây 

 

 

   Kể từ năm 1949 ,   Quảng Tây   đã tiến bộ lớn  về phát triễn Kinh tế . Đập , kênh đào ,và hồ dự trữ  đã được xây dựng  lên để tưới tiêu  các đất đai khô hạn,  các trạm thủy điện được xây cất và  các tài nguyên khóang chất được khai thác để khích lệ công nghệ cận đại   và công nghệ nông thôn  cũng được phát triễn   để đa lọai hóa nền kinh tế làng xã .  Quảng Tây đã trở thành tự túc lúa gạo và thật tế đã xuất khẩu gạo  thặng dư  qua Quảng Đông .  Vùng  Kinh tế  Vịnh Bắc Bộ ( Vịnh Bắc Kỳ - Golf of Tonkin) được thiết lập năm 2006 , hầu  đề xướng  Quốc tế tham gia  và phát triễn vùng  Vịnh Bắc Kỳ .    

 
   Quảng Tây có vài trầm tích than đá và quặng sắt  để hổ trợ cho  một phát triễn   khiêm tốn công nghệ  . Than đá được khai thác ở Quế Lâm  và Nam Liễu Châu  và quanh Bise  ở phía Tây .  Sắt được khai thác ở vùng gần biên giới  Quảng Đông-  Hồ Nam  cũng như ở  Đông Nam  Quảng Tây .Các tài nguyên khóang chất khác khai thác là  thiếc , tungsten , măng gan và  ăng ti moan – antimony .  Cơ sở thủy điện  to lớn   Long tân ?-Long tan hòan tất năm 2008  trên sông  Hồng Thủy – Hongshui   Ở Tây Bắc Quảng Tây . Điện cũng được phát xuất từ các nhà     máy nhiệt điện . Tiêu thụ điện gia thất lan tràn,  nhờ dùng  khí nhiên liệu của các phế thải con người  hay động vật. Mạng lưới điện Quảng Tây sẽ đầu tư 4.6 tỉ yuan  cải thiện mạng lưới  trong thời gian Kế họach Ngũ niên thứ 11  . Đến giữa năm 2007, Quảng Tây đã đầu tư 2.5  tỉ Yuan  , trong số này , 2.3  tỉ   nhắm vào  dự án xây dựng mạng lưới điện chánh.  Cho đến nay   4 trạm phụ biến điện mới   đang ở nhiều giai đọan hòan tất  . Trạm phụ Văn Phủ - Wenfu    đã họat động ở Thành phố Hà Trì - Hechi  tháng giêng năm 2007  và đã trở thành   trung tâm  chánh yếu  cho hệthống điện    quanh 3 phủ huyện. Khi  trạm phụ Cảng vũ – Cangwu  hòan tất  , nó sẽ tăng gấp đôi  khả năng  trạm biến điện địa phương . Tháng 6 năm 2007 ,   trạm phụ Trùng Tả - Chongzuo  đã làm xong thử nghiệm  . Tháng đó ,  Kỳ Long – Quilong  cũng bắt đầu sản xuất , sẽ hổ trợ  hệ thống điện ở Thànhphố Kỳ Long cũng như  miền Bắc Quảng Tây  và làm dễ dải   dự án khắp Trung Quốc chuyễn điện từ Tây sang Đông .
 

    Nông Lâm Ngư

 

  Chỉ vài  vùng  nhỏ bé Qủang Tây là trồng trọt được . Nông nghiệp tập trung  ở các thung lũng sông và      các đồng bằng đá vôi .   Núi đồi thường làm các ruộng bậc thang những nơi nào làm được .  Kể từ thập niên 1950 ,  chánh phủ  đã mở rộng thêm đất canh tác mới  bằng dẫn thủy nhập điền  và máy cày . Hoa màu chánh là lúa gạo ,  bắp ( ngô )  , lúa mì   và kjoai lang .   Hoa màu thương mãi  chánh là mía và đậu phụng ( lạc )  , mè ,   gai sợi-ramie  ( cỏ Tàu – china grass ), thuốc lá , bông vãi  chàm – indigo .  Quảng Tây cũng  sản xuất nhiều lọai trái cây ( ăn quả )  . Nuôi gia súc tùy thuộc vào nông trang .  Trâu dùng để kéo xe tại các ruộng lúa dù cho có sự cố cơ giới hóa. Heo ( lợn ) , gà , vịt  được nuôi ở nông trang  và dê nuôi trên đồi .  Nhiều vùng trồng dâu nuôi tằm . 

 
 Lâm nghiệp Qủang Tây ( nếu trùng với  phần I, xin hủy  bỏ  )  sản xuất gỗ kiến trúc  và sản phẩm rừng quan trọng .  Ỏ miền Bắc  khai thác rất nhiều thông .,linh sam – fir và tre khổng lồ ( lồ ô ? ), thông tuyết ( thông bá hương)- cedar  .   Gỗ đàn hương –sandalwood màu đỏ , đen cũng được  sản xuất  ở miền Tây.  Quan trọng hơn nữa là   sandarac  , một lọai nhựa – resin  dùng làm vẹc ni – varnish  và giang ( thang  đèn) – incense,    đại hồi anít Tà                u – Chinese anis,  vỏ quế  bì - quế tàu Cinnamomum  cassia ( Chinese  Cinnamomum  ) có lẽ không tốt bằng  quế Thanh ( quế Sài gòn, quế Qùi,  cannelier royal) mọc ở Trường Sơn từ Thành Hóa vào Nam  vú lá – nutgall   vết sưng trên cây sồi – oak trees dùng làm tannin và long nảo-  camphor .  Dầu tùng , dầu trà ( chè ) và dầu thì là –fennel oil cũng được sản xuất ở Quảng Tây .   Vài loại này và các sản phẩm khác là những thành phần  cốt cán cho Đông Y Tàu ( Thuốc Bắc ? ) . 

 
    Đánh bắt  thủy sản  cũng phổ thông ở Quảng Tây  . Cả đánh bắt trong lục địa và ngòai khơi   ở Vịnh Bắc Kỳ  là nơi có nhiều  luồng cá đông đảo , giàu có  nhất thế giới .  Đánh bắt  gồm có    nạng –  croaker                ( vì  tiếng cá kêu ộp ọạp – croak ), cá trích – herring , mực , tôm , lươn , cá vượt – perch,  cá thu – mackerel  , cá mập và cá tầm – sturgeon .    Đánh bắt cá con   ở nhiều dòng sông suối    để nuôi thủy sinh – aquaculture   là đặc điểm ngành đánh cá nước ngọt . Nuôi cá  và nuôi tằm   bổ sung nhau :  kén tằm phế thải  dùng nuôi cá  và bùn hồ  nuôi cá  dùng làm phân bón   cho các vườn dâu lá nuôi tằm . Nuôi ngọc trai   quan trọng ở gần Hà Phổ - Hepu, cạnh bờ biển  Vịnh Bắc Kỳ đã nổi tiếng là “ ngọc trai đẹp  miền Nam Trung Quốc “ .  
 

      Công nghệ

 

      Công nghệ nhẹ sản xuất tơ sợi , bột giấy ,  tơ lụa ,  da thuộc và diêm quẹt , hóa chất  và dược phẩm  cũng như  gôm sandarac , đường mía, thuốc nhuộm , dầu ăn và chất béo . Nhựa thông   là một xuất cảng đáng kể của Vũ Châu. Công nghệ nặng    các ngành sắt và thép  ỏ Liễu Châu,  Hà Trì  và Lữ Giai – Luzhai, sản xuất máy móc ở Nam Ninh và Vũ Châu , xi măng ở Liễu Châu.   Các tiểu công nghệ vô số kể Quảng Tây   gồm  áo quần bông vải và gai sợi , giấy tre ,  giấy rơm rạ lúa  và lược tre .   Kể từ thập niên 1980 ,   nhiều ngành công nghệ phát triễn mau lẹ tỉ như  các nhà máy làm xe hơi – ô tô ,  các động cơ diesel nặng  và phân bón hóa học .
 

      Đầu tư

 

      Lớn nhất là Đài Loan.  Riêng năm 2007 , có 71 côngty tư bản hiểm nguy Đài Loan  khởi thủy ở Quảng Tây,   đầu tư  149 triệu đô la Mỹ     xuất khẩu ròng – gross exports  trên  1 tỉ đô la . Tinh đến  cuối năm 2006 , Đài Loan đã có 1182 công ty  tư bản hiểm nguy  ở Quảng Tây , đưa tổng số  đầu tư lên đến  4. 25 tỉ $ .  Giữa năm 2007 ,  43 dự án  trị gía 2.6 tỉ RMB  ( 342 triệu $ )  đã  ký kết khế ước   giữa Quảng Tây và các nhà đầu tư Đài Loan . Hợp tác  liên hệ chánh yếu giữa các công ty Quảng Tây và Đài Loan là  chế tạo , các công nghệ  điện tử cao kỷ , nông nghiệp , tài nguyên năng lượng và du lịch .

Nam Ninh
 

    Các Khu công nghệ    thành phố - thị trấn lớn Quảng Tây đáng thăm viếng ngày nay là 

 

     - Khu công nghệ Trung tâm  là Nam Ninh và Liễu Châu
     -  Khu công nghệ Phía Đông là Vũ Châu và Quế ( Quý ) Lâm, gần biên cương  các tỉnh phía Đông Trung Quốc là Hồ Nam  và Quảng Đông
    - Khu công nghệ Phía Nam là Khâm Châu , Bắc Hải,  Phương Thành Cảng
   Năm 1999 , Nam Ninh có 2 859 000 người, GDP là 27.6 tỉ RMB  , và giá trị công nghệ là 18.7 tỉ RMB  .  Đầu thế kỷ thứ  20,  Nam Ninh  là một thị trấn buôn bán tương đối nhỏ , nhưng  phát triễn mạnh  sau năm  1949 . Nay là một thành phố công nghệ phồn thịnh.  Nam Ninh nằm trên sông Dũng –yong, một phụ lưu của  sông Châu ( Pearl river )    hình thành  một thung lũng phì nhiêu,   phía Bắc các núi   dựa trên biên giới Việt Nam. Công nghệ chế tạo gồm có  sắt và thép , aluminium , chế biến thực phẩm , phân bón hóa học và máy móc cơ học .  

 
  Năm 1999 , Liễu  Châu dân số là 1804 000 người , GDP là 17.5  tỉ RMB , trị giá công nghệ là  27.1 tỉ  RMB .  Liễu  Châu cách  Đông Bắc Nam Ninh  200 km   trong một khúc sông Liễu – Liu  uốn cong ngặt .   Nay Liễu Châu là  trung tâm công nghệ lớn   nhất Quảng Tây ,   dù rằng như mọi thành phố Vùng tự trị , vẫn chưa phát triễn gì mấy năm 1949.  Liễu Châu  có nhiều xa lộ chánh  và đường xe lữa   gíúp cho Thành phố  thành một trung tâm địa phương quan trọng .   Nổi tiếng về máy móc , thiết bị điện tử  và hóa chất . Liễu Châu cũng vang danh về các sản phẩm đồ gỗ và giấy.   Liễu Châu  là một trung tâm  xe hơi  motor  chánh yếu  . Hảng Hoa Kỳ General Motors  có một căn cứ chế tạo   ở đây ,  làm một công ty tư bản hiểm nguy  chung sức tên là  SAIC- GM – Wuling Automobile  . Thành phố  cũng đã có  một  xưởng  thép lớn và nhiêu công nghệ liên quan  . Chánh quyền vùng tự trị hy vọng   sẽ nới rộng thêm   khu vực chế tạo   và trong khi lập   Kế họach Ngũ niên Tàu,  năm 2011  đã  dành riêng 2.6  ngàn tỉ - trillion RMB   đầu tư vào  Khu Kinh tế Vịnh Bắc Bộ ( Bắc Kỳ ) .
 
Kỹ nghệ hàn xe trong 1 xưởng xe ô tô  ở Liễu Châu (LiuZhou) Quảng Tây 

 
   Năm 1999, Vũ Châu đã có 2 707 000 người,  nằm dọc theo Sông Châu  và chỉ cách biên giới  Quảng Đông vài km .  GDP năm đó là 11.6 tỉ RMB và trị giá sản xuất công nghệ là 11.4 tỉ RMB .  Từ thế kỷ thứ 18 , đã nổi   danh về thuốc lá và thuốc cây cỏ đông y.  Vũ Châu nằm trên đường nhiệt đới Tropic  of Cancer  cách Nam Ninh đôi chút về phía Bắc .

 
     Năm 1999 , Quế ( Qúy ) Lâm  đã có  4 792 000 người  ( để so sánh, dân số Sài Gòn năm 1999 là  5 0 73 000 người  và Hà Nội là  2  672 000 người ); Cũng vào năm 1999 , GDP Quế Lâm là 27.6 tỉ RMB và sản phẩm công nghệ trị gía 22,2 tỉ RMB. Quế Lâm nằm về  phía Đông Bắc Quảng Tây , cách biên giới Hồ Nam  chừng 80 km.  Đây là một trung tâm chuyên chở và công nghệ quan trọng , nhưng lại nổi tiếng nhiều hơn nữa,  nhờ  là vị trí cảnh quan  đẹp đẽ    của các đỉnh núi  đá vôi phi thường các nhà thơ và họa sĩ Tàu cổ điễn   đặc sắc trình bày .  Các họat động kinh tế Quế Lâm  gồm đánh cá , chế biến thực phẩm  và chế tạo phân bón hóa học , đồ cao su ,  tơ sợi, máy móc , thiết bị điện tử .  Và khai thác các mỏ thiếc và tungsten kế cận.  

 
       Năm 1999, dân số Khâm Châu – Qinzhou là 3148 000 người , GDP là 12.8 tỉ RMB và sản phẩm công nghệ trị giá 6.2 tỉ RMB .   Khâm Châu rất gần  bờ biển và cách Nam Ninh chừng 100km  về phía Nam .            Năm 1999, dân số Bắc Hải- Beihai  chỉ là 139 000 người  , nhưng  GDP lên đến 10.8 tỉ RMB và  sản phẩm vông nghệ trị giá 8.8 tỉ RMB .  Bắc Hải nằm   trên một bán đảo   phía Đông Nam  Quảng Tây ,  cách bán đảo lớn hơn là Leizhou tỉnh Quảng Đông khỏang 70km. Bắc Hải nổi tiếng  về ngọc trai đẹp .
     Năm 1999 , Phương Thành Cảng – Fangchenggang  có 771 000 người , GDP là 5.5 tỉ RMB , sản phẩm công nghệ trị gía 3.9 tỉ RMB,nằm trên một bán đảo  còn nhỏ  hơn nữa phía Tây Bắc Hải  , cách Khâm Châu   về  phía Tây Nam , khỏang 50 km.  Đây là một hải cảng ưu tú .   

 
     Tưỏng cũng không nên quên   vùng kinh tế biên giới  với Việt Nam ( qua  Nam Quan , Đồng Đăng , Lạng Sơn ….) là Bằng Tường - Pin Xiang, thiết lập năm 1992; diện tích  720 ha ( 7.2 km2, 2.8 dặm Anh vuông ) ,   tụ điểm vào   phát triễn các   sản phẩm phần cứng cơ học  và điện , chế biến hóa học cần dùng hằng ngày , dịch vụ,  công nghệ   tồn trữ và thông tin  căn cứ hậu cần- logistics based  .  

 
      Tuy vậy , những năm gần đây,   nền kinh tế  Quảng Tây đã mất nhuệ khí  , phải đứng sau   tỉnh Quảng Đông , tỉnh giàu có  láng giềng và anh em sinh đôi . Năm 2011, GDP Quảng Tây  là 1171 tỉ   đồng  yuan  ( 185.9 tỉ $ US  ) và chỉ đứng hàng thứ 18  ở Trung Quốc  . GDP mỗi đầu người   Quảng Tây năm đó là  15 800 yuan  ( 2300 $US  )  .   Nên nhớ là năm 1999 GDP    mỗi đầu người  Quảng Tây chỉ đến  4 148 RMB ( chừng    600 $  ,  dân đô thị  5619 RMB ( chừng  800 $ ) và dân nông thôn  2048 RMB (  chừng 300 $ ).   Năm 2000,  lợi tức mỗi đầu dân Sài Gòn  chỉ là 2180 $ và trung bình cả nước là trên 400 $. Năm 2013 , lợi   tức mỗi đầu người  Sài Gòn leo lên đến   4500 $ .     
  
   Ngành du lịch đặc biệt hướng về thành phố Quý ( Quế) Lâm , tăng nhanh chóng vào thập niên 1980  và trở thành một nguồn lợi tức lớn cho Quảng Tây.    Địa hình karst  khác biệt và ngọan mục  gần Quế Lâm   là một nơi du lịch  phổ thông nhất của Trung Quốc .  Đáng kể thêm là đi chơi biển dọc Sông Lý Giang – Li jiang   từ Quế Lâm đến Dương Thạc – Yangshuo phong cảnh giống hệt các bức tranh vẽ cổ điễn Tàu . Cảnh quan đá vôi karst  các đồi núi , các núi hình nón và hình trụ đã là nguồn  cảm hứng   cho nghệ sĩ  và thi sĩ  Trung Quốc từ thời xa  xưa   và cũng được trình bày trên các  tờgiấy   tiền tệ Trung Quốc .  Thác Đức Thiên -Detian   hay thác Bản Giốc ? ( Trung Quốc chiếm một phần của Việt Nam  năm 1979 ?)  nằm ngang  qua biên giới  Trung Quốc và Việt Nam  hình thành từ   các dòng sông suối  độ cao  và kích thước khác nhau chảy xuống rừng theo 3  tầng bậc.  Được xem là  một trong những thác  đẹp nhất Trung Quốc   . Bản Giốc có cảnh quan hay đổi 4 mùa

Chùa Tháp ban đêm ở Quế Lâm
  

     Chuyên chở 

 

     Hệ thống đường sông  phức tạp Quảng Tây  cống hiến  chuyên chở  thuận tiệ n gần khắp Vùng Tự Trị.   phần lớn  giao thông là  thuyền , dù rằng nhiều  phần sông đi lại được   bằng tàu có động cơ và các tàu chạy hơi nước .  Khi các dự án cải thiện  vài đường sông hòan tất ,  các tàu  chạy hơi nước  1000 tấn  có thể đi từ Nam Ninh đến Quảng Châu  ,thuộc tỉnh láng giềng  Quảng Đông  vào thập niên  2000. 

 
    Đường xe lữa Hồ Nam – Quảng Tây (còn có tên là   đường Tường- Quế, Qúy – Xianggui Line )    cắt xéo (chéo ) góc suốt Vùng , từ Đông Bắc  đến Tây Nam . Đây là   mạch sống lục địa  khẩn thiết   nối đường  xe lữa  Bắc Bình – Quảng Châu    và ở phía Nam Bằng Tường – Pingxiang  với hệ thống xe lữa Việt Nam . Đương  chạy ngang qua 3 Thành phố lớn Quảng Tây là Nam Ninh , Liễu châu và Quế  Lâm. Đa số  đường xe lữa Quảng Tây khác đều nố vào đường Xianggui.    Một nhánh chạy  từ Lý Đường – litang   đến thành phố  hải cảng  Trường Giang – Zhanjiang  ở tỉnh Quảng Đông .  Đường xe lữa  Quảng Tây – Quế Châu  nối  Liễu Châu  với   Quý, Quế Dương   ( tỉnh Quế Châu )  song song với  đường Liễu Châu -  Chí Thanh (Zhicheng)   khai trương năm 1978  đã  là một động lực thúc đẩy   phát triễn miền Bắc Quảng Tây . Một đường xe lữa mới,  hoàn tất năm 1997, nối Côn Minh ( Vân Nam )  với  Nam Ninh     Bắc Hải - Beihai   trên bờ biển Vịnh Bắc Kỳ , giúp cho   các tỉnh  Tây Nam  một con đường trực tiếp  đến cảng biển này.  

 
   Hệ thống xa lộ  cũng đã được nới rộng đáng kể , từ năm 1949.  Mạng xa lộ làm ra  một hình chữ nhật   trung tâm , có Nam Đàn- Nandan ( Tây Bắc ) ,Liễu Châu , Nam Ninh và Baise (  Tây )  ở 4 góc , từ đó   tỏa ra các đường khác . Cao tốc  Quế Lâm - Bắc Hải , cắt đôi Quảng Tây   từ Bắc chí Nam , được   khánh thành năm 2000 . Các cao tốc  từ Đông Bắc Nam Ninh đến Liễu Châu , phía Nam  đến  Phương Thành Cảng- Fangchenggang  và phía Tây Nam  đến Hữu Nghị Quan – youyiguan sát cạnh biên  giới Việt Nam , cũng được khánh thành  đầu thế kỷ thứ 21 .   Đường hàng không  , trọng tâm   là Nam Ninh , Liễu Châu và Quế Lâm, phần lớn là  bay đến  các thành phố Trung Quốc khác , với vài chuyến  bay đi ra ngoại quốc quanh Vùng .
                                      

 

 
               ( Irvine , Nam Ca Li,  ngày 11 tháng 10 năm 2015 )
https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 196316 visitors (362949 hits) on this page!