Nhìn ra thế giới. .. .
27/5/2022

NHÌN RA THẾ GIỚI

Trung Quốc phát triển "lúa nước mặn" đảm bảo an ninh lương thực

Thành Nam - 18:43, 17/05/2022

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển các giống lúa chịu mặn nhằm đảm bảo an ninh lương thực khi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Nông dân trồng lúa chịu mặn trên cánh đồng thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa chịu mặn-kiềm Qingdao ở Thanh Đảo.

Nông dân trồng lúa chịu mặn trên cánh đồng thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa chịu mặn-kiềm Qingdao ở Thanh Đảo.

Huyện Tĩnh Hải (phía bắc Trung Quốc, thuộc thành phố Thiên Tân) vốn được biết đến là nơi không phù hợp để trồng lúa. Nằm dọc theo bờ biển Bột Hải, hơn một nửa diện tích đất của khu vực này là đất mặn, kiềm, nơi cây trồng không thể tồn tại. Tuy nhiên vào mùa thu năm ngoái, huyện Tĩnh Hải đã sản xuất thành công 100 héc-ta lúa.

Bí quyết cho vụ mùa bội thu này nằm ở các giống lúa chịu mặn do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển với hy vọng đảm bảo an ninh lương thực đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng, nhu cầu ngũ cốc ngày càng tăng và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Được gọi là “lúa nước mặn” vì được trồng ở vùng đất mặn gần biển, các giống lúa này được tạo ra nhờ lựa chọn gen đột biến từ loại gạo hoang đã được chọn lọc có khả năng kháng mặn và kiềm tốt hơn. Các cánh đồng thử nghiệm ở Thiên Tân và các quận huyện xung quanh, bao gồm cả Tĩnh Hải, đã ghi lại năng suất 4,6 tấn/mẫu Anh (1 mẫu Anh xấp xỉ 4 nghìn mét vuông) vào năm ngoái, cao hơn mức trung bình quốc gia về sản xuất các giống lúa tiêu chuẩn.

https://static.theleader.vn/1/v/images/quote-icon.png

Hạt giống là con chip của nông nghiệp”

Wan JiliTrung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa chịu mặn Thanh Đảo (Trung Quốc)

Bước đột phá diễn ra khi Trung Quốc đang tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng trong nước trước sự nóng lên toàn cầu và căng thẳng địa chính trị leo thang khiến hàng nhập khẩu trở nên kém tin cậy hơn.

“Hạt giống là con chip của nông nghiệp”, Wan Jili, một nhà quản lý tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa chịu mặn Thanh Đảo cho biết, nhằm ví von sự quan trọng của hạt giống này tương tự như vai trò không thể thiếu của chất bán dẫn đối với sự phát triển của công nghệ.

Trung Quốc đã nghiên cứu lúa chịu mặn từ những năm 1950. Nhưng thuật ngữ “lúa nước mặn” chỉ bắt đầu được chú ý trong những năm gần đây sau khi Viên Long Bình - một trong những nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu Trung Quốc, bắt đầu nghiên cứu ý tưởng này vào năm 2012.

Viên Long Bình tại một cánh đồng lúa lai siêu hạng ở Quảng Tây

Viên Long Bình tại một cánh đồng lúa lai siêu hạng ở Quảng Tây

“Cha đẻ của lúa lai” Viên Long Bình được coi là anh hùng dân tộc của Trung Quốc, vì đã góp công thúc đẩy thu hoạch ngũ cốc, cứu hàng triệu người khỏi nạn đói nhờ công trình nghiên cứu các giống lúa lai năng suất cao vào những năm 1970. Năm 2016, ông chọn 6 địa điểm trên khắp đất nước Trung Quốc có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau biến thành ruộng thử nghiệm lúa chịu mặn. Năm 2017, ông thành lập Trung tâm nghiên cứu ở Thanh Đảo với mục tiêu thu hoạch 30 triệu tấn gạo từ việc sử dụng 6,7 triệu héc-ta đất cằn cỗi.

“Chúng ta có thể nuôi sống thêm 80 triệu người bằng lúa chịu mặn vào năm 2020. Các nhà nghiên cứu nông nghiệp như chúng tôi nên gánh vác trách nhiệm bảo vệ an ninh lương thực”, Viên Long Bình phát biểu trong một bộ phim tài liệu phát sóng vào năm 2018.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệm vụ này càng trở nên cấp thiết. Mực nước vùng duyên hải Trung Quốc đã tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu trong 40 năm qua, một xu hướng đáng lo ngại do nước này phụ thuộc phần lớn vào bờ biển dài và thấp ở phía đông để sản xuất ngũ cốc. Trồng lúa chịu mặn thành công trên quy mô lớn sẽ cho phép Trung Quốc tận dụng nhiều hơn diện tích đất nhiễm mặn trong khu vực.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu Trung Quốc, mực nước biển trên khắp thế giới có thể tăng tới 59 cm vào cuối thế kỷ này nếu trái đất ấm lên 2 độ C. Các đại dương xung quanh Hoa Kỳ sẽ phình ra nhanh hơn trong vòng ba thập kỷ tới so với thế kỷ trước.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh trong một số cuộc họp gần đây với các quan chức chính phủ hàng đầu rằng, việc đảm bảo cung cấp hàng hóa sơ cấp là một “vấn đề chiến lược lớn” do áp lực về khí hậu và địa chính trị.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang đánh cược rằng đất đai cằn cỗi, nhiễm mặn (khoảng 100 triệu héc-ta, có diện tích tương đương Ai Cập) có thể sẽ biến thành các mảnh đất sản xuất ngũ cốc hiệu quả. Trong khi đó, diện tích đất canh tác đã giảm 6% từ năm 2009 đến 2019 vì quá trình đô thị hóa, ô nhiễm và lạm dụng phân bón.

Nông dân thu hoạch lúa chịu mặn ở tỉnh Sơn Đông.

Nông dân thu hoạch lúa chịu mặn ở tỉnh Sơn Đông.

Để tận dụng đất mặn, nông dân thường pha loãng ruộng của họ với một lượng lớn nước ngọt. Phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến ở một số vùng ven biển. Tuy nhiên nó đòi hỏi một lượng lớn nước và thường không cải thiện năng suất đủ để có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Zhang Zhaoxin, một nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc hiện đang xem xét một phương pháp khác để phát triển các giống ngũ cốc có thể chịu mặn, việc trồng trọt sẽ sớm thành công với sự hỗ trợ của chính phủ”.

Nhóm nghiên cứu ở Thanh Đảo vào tháng 10 năm ngoái cho biết, họ có thể đáp ứng mục tiêu trồng 6,7 triệu ha lúa nước mặn trong vòng 10 năm. Năm 2021, tập đoàn được giao phụ trách 400.000 ha đất để mở rộng sản xuất lúa nước mặn.

“Nếu Trung Quốc có thể tự cung tự cấp nhiều hơn về lương thực, thì đó cũng sẽ là một đóng góp cho an ninh lương thực của thế giới”, Zhang khẳng định.

(Nguồn Báo Dân tộc va Phát triễn)
https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 193415 visitors (350780 hits) on this page!