Định lượng môi trường sống
5/2012

ĐỊNH LƯỢNG MÔI TRƯỜNG SỐNG

Trần-Đăng Hồng PhD

 

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát Triển (UNCED, United Nations Conference on Environment and Development) tại Rio de Janeiro, Brazil, từ 3/6 đến 14/6/1992, còn gọi là Hội Nghị Rio, đánh dấu sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề môi trường và phát triển. 172 quốc gia tham dự với 108 nhà lãnh đạo quốc gia và hơn 2400 cơ-quan-ngoài-chính-phủ (NGO) đã đi đến ký kết thỏa thuận chung trên 4 điểm căn bản:

(i) Giải pháp kiểm soát sản xuất các chất độc như chì trong dầu hỏa, chất độc trong phế thải công nghiệp, kể cả chất phóng xạ;

(ii) Tìm nhiên liệu xanh thay thế nhiên-liệu-cổ-sinh ảnh hưởng vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu;

(iii) Cải thiện hệ thống giao thông công cộng để giảm thiểu khí thải, tắc nghẽn giao thông thành phố, và vấn đề sức khỏe do bởi ô nhiễm;

(iv) Tìm cách giải quyết vấn đề khan hiếm nước.

Kể từ Hội Nghị Rio đến nay, đúng 20 năm, các chính phủ đang cố gắng thực thi để cải thiện môi trường sống đồng thời phát triển bền vững đất nước. Dựa vào tiêu chuẩn nào để đánh gíá chính xác và khách quan cố gắng cải thiện môi trường của mỗi quốc gia?

Từ năm 2000, Trung Tâm Luật Môi Trường & Chính sách Yale (Yale Center for Environmental Law and Policy, YCELP) cùng với Trung Tâm Hệ Thống Thông Tin Khoa Học Địa Cầu (Center for Earth Information Science Information Network, CIESIN) thuộc Đại học Columbia hợp tác tìm công thức định lượng bằng số có tên Chỉ Số Môi Trường Bền Vững (Environmental Sustainability Index, ESI). ESI được xử dụng để bổ túc cho Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals, MDGs) và kết hợp với GDP (gross domestic product) mà từ lâu dùng để đo mức độ an sinh (wellbeing). Mặc dầu Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ có bao gồm vấn đề môi trường bền vững, nhưng không có phương pháp định lượng môi trường thiết thực, trong lúc định lượng mục tiêu giảm nghèo (poverty reduction), y tế và giáo dục rất rõ ràng. Vì vậy, từ năm 2000 ESI được xử dụng để bổ túc các thiếu sót trên, giúp chính phủ của các quốc gia trên khắp thế giới lượng định để đạt mục tiêu về môi trường sống của quốc gia mình. Chủ đích của ESI là cung cấp việc định lượng bằng số cho mục tiêu phát triển bền vững đạt được của mỗi quốc gia.

ESI kết hợp 76 yếu tố của môi trường, kể cả tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm, cố gắng quản trị môi trường, đóng góp bảo vệ môi trường toàn cầu, khả năng cải thiện môi trường. Vì bao gồm quá nhiều yếu tố, công thức ESI trở nên không thực tiễn để hướng dẫn thiết thực việc hoạch định chính sách (policymaker) cho quốc gia.

Vì vậy, kể từ năm 2006, nhóm hợp tác nghiên cứu Yale-Colombia giản dị hóa công thức ESI thành EPI - Chỉ Số Thực Thi Môi Trường (Environmental Performance Index) để mọi quốc gia dễ dàng áp dụng thực tiễn hơn. Công thức mới này dựa vào các dữ kiện của chính sách và kết quả thực thi của mỗi quốc gia, qua sự minh bạch hóa. Chỉ Số Thực Thi Môi Trường EPI được lượng định qua con số để các chính trị gia dễ nhận thấy thế mạnh hay yếu điểm của mỗi mục tiêu thực thi ở quốc gia mình.

THANG-ĐIỂM ĐỊNH LƯỢNG BẰNG SỐ CHO EPI

Để định lượng qua con số cho EPI năm 2012, trung tâm thu thập tổng cộng 22 chỉ-điểm (indicators), mỗi chỉ-điểm đều có thang-diểm (score) bằng con số đánh giá từ yếu (số nhỏ) đến mạnh (số lớn). Hai mục tiêu chính của EPI là:

A. Môi trường ảnh hưởng sức khỏe (Environmental Health) gồm 3 quan-điểm chính sách (Policy Categories), và 5 chỉ-điểm (Indicators):

A1. Sức khỏe do môi trường, chỉ có 1 chỉ-điểm;

1. Tử vong trẻ con (Child mortality)

A2. Không khí, gồm 2 chỉ-điểm

2. Vi chất độc chứa trong không khí (Particulate matter) như bụi bặm, bụi phế thải công nghiệp, hóa chất, kim loại, v.v. có hại cho sức khỏe khi hít vào.

3. Ô nhiễm không khí trong nhà (Indoor air pollution): như khói, khí carbon monoxide (CO), bụi than khi nấu bếp bằng đốt than, củi.

A3. Nước. Gồm 2 chỉ-điểm:

4. Cầu tiêu và vệ sinh đại tiện, tiểu tiện (Access to sanitation)

5. Nước uống sạch (safe drinking water)

B. Môi sinh bền vững (Ecosystem vitality), gồm 7 quan điểm chính sách, và 17 chỉ-điểm.

B1. Không khí (trong môi sinh), gồm 2 chỉ-điểm:

6. Lượng SO2/đầu người

7. Lượng SO2 /GDP bằng USD

B2. Tài nguyên nước (Water resources), 1 chỉ-điểm

8. Biến đổi lượng nước

B3. Đa-dạng sinh học & môi sinh (Biodiversity & habitat) 3 chỉ-điểm:

9. Bảo vệ môi trường xấu (Critical habitat protection)

10. Bảo tồn vùng sinh học đặc thù (biome protection)

11. Bảo tồn vùng sinh học biển (Marine protected areas)

B4. Nông nghiệp (Agriculture), gồm 2 chỉ-điểm:

12. Trợ cấp nông nghiệp (Agricultural subsidies)

13. Luật lệ về thuốc diệt sâu (pesticides regulations)

B5. Rừng (Forests), gồm 3 chỉ-điểm:

14. Trữ lượng cây rừng (forest growing stock)

15. Biến đổi diện tích che đất (change in forest cover)

16. Rừng biến mất (Forest loss)

B6. Ngư nghiệp (Fisheries), gồm 2 chỉ-điểm:

17. Áp lực đánh cá vùng thềm duyên hải (Coastal shelf fishing pressure).

18. Lạm thác trữ lượng cá (Fish stocks overexploited)

B7. Biến đổi khí hậu & năng lượng (Climate change & energy), gồm 4 chỉ-điểm:

19. CO2/đầu người

20. CO2/ GDP bằng USD

21. CO2/ KWH

22. Sản xuất điện qua năng lượng tái tạo (renewable electricity).

 

PHÂN HẠNG EPI NĂM 2012

Kể từ 2006, cứ mỗi 2 năm, Yale-Colombia công bố bảng phân hạng EPI. Cho năm 2012, bảng phân hạng EPI của 132 quốc gia được công bố ngày 26/2/2012 (Bảng 1, http://www.epi.yale.edu). Kết quả cho thấy, Switzerland là quốc gia có môi trường sống cao nhất (76,69 điểm), thấp nhất là Iraq (25,32). Việt Nam ở thứ hạng 79 (50,64 điểm), cao hơn Trung quốc (thứ hạng 116; 42,24 điểm).

Trong 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về EPI gồm 9 quốc gia Âu Châu (Switzerland, Latvia, Norway, Luxembourg, Pháp, Austria, Italy, Anh quốc, Thụy điển, chỉ có Costa Rica thuộc Mỹ Châu đứng hạng 5.

Trong số 19 quốc gia trong nhóm G20 (không kể European Union), quốc gia dẫn đầu là Pháp (thứ 6; 69,0 điểm), kế là Italy (thứ 8; 68,9), Anh (9; 68,82), Đức (11; 66,91), Nhật (23; 63,36), Brazil (30; 60,9), Canada (37; 58,41), South Korea (43; 57,2), Australia (48; 56,61), Hoa Kỳ (49; 56,59), Argentina (50; 56,48), Indonesia (74; 52,29), Saudi Arabia (82; 49,97), Mexico (84; 49,11), Nga (106; 45,43); Turkey (109; 44,8), Trung quốc (116; 42,24), Ấn độ (125; 36,23), Nam Phi (128; 34,55). Như vậy, các cường quốc kinh tế hay quân sự không có nghĩa là có EPI cao, chẳng hạn như Hoa Kỳ (thứ 49), Nga (thứ 106), Trung quốc (thứ 116).

Chỉ số EPI cũng không liên hệ gì với GDP, mức độ giàu nghèo của mỗi quốc gia. Các nước giàu dầu hỏa có GDP cao lại có EPI thấp: Saudi Arabia (thứ 82), Iran (114), Libya (123), Kuwait (126), Iraq (132, chót).

Trong khối Đông Nam Á (SE Asia), Malaysia dẫn đầu (thứ 25; 62,51 điểm), kế là Brunei (26; 62,49), Thái Lan (34; 59,68), Philippines (42; 57,4), Singapore (52; 56,36), Cambodia (59; 55,29), Myanmar (69; 52,72), Indonesia (74; 52,29), chót là Việt Nam (79; 50,64). Lào không có trong danh sách năm 2012. Tuy nhiên, trong bảng phân loại EPI năm 2010, Lào đứng vị trí 80 còn Việt Nam thứ 85.

Bảng 1. Danh sách đánh giá năm 2012 về chỉ số EPI

Số trong dấu ngoặc là thang điểm

 

10 quốc gia có EPI mạnh nhất

1 Switzerland (76.69)

2 Latvia (70.37)

3 Norway (69.92)

4 Luxembourg (69.2)

5 Costa Rica (69.03)

6 France (69)

7 Austria (68.92)

8 Italy (68.9)

9 United Kingdom (68.82)

9 Sweden (68.82)

36 quốc gia có EPI mạnh

11 Germany (66.91)

12 Slovakia (66.62)

13 Iceland (66.28)

14 New Zealand (66.05)

15 Albania (65.85)

16 Netherlands (65.65)

17 Lithuania (65.5)

18 Czech Republic (64.79)

19 Finland (64.44)

20 Croatia (64.16)

21 Denmark (63.61)

22 Poland (63.47)

23 Japan (63.36)

24 Belgium (63.02)

25 Malaysia (62.51)

26 Brunei Darussalam (62.49)

27 Colombia (62.33)

28 Slovenia (62.25)

29 Taiwan (62.23)

30 Brazil (60.9)

31 Ecuador (60.55)

32 Spain (60.31)

33 Greece (60.04)

34 Thailand (59.98)

35 Nicaragua (59.23)

36 Ireland (58.69)

37 Canada (58.41)

38 Nepal (57.97)

39 Panama (57.94)

40 Gabon (57.91)

41 Portugal (57.64)

42 Philippines (57.4)

43 South Korea (57.2)

44 Cyprus (57.15)

45 Hungary (57.12)

46 Uruguay (57.06)

38 quốc gia có EPI trung bình

47 Georgia (56.84)

48 Australia (56.61)

49 USA (56.59)

50 Argentina (56.48)

50 Cuba (56.48)

52 Singapore (56.36)

53 Bulgaria (56.28)

54 Estonia (56.09)

55 Sri Lanka (55.72)

56 Venezuela (55.62)

57 Zambia (55.56)

58 Chile (55.34)

59 Cambodia (55.29)

60 Egypt (55.18)

61 Israel (54.64)

62 Bolivia (54.57)

63 Jamaica (54.36)

64 Tanzania (54.26)

65 Belarus (53.88)

66 Botswana (53.74)

67 Côte d'Ivoire (53.55)

68 Zimbabwe (52.76)

69 Myanmar (52.72)

70 Ethiopia (52.71)

71 Honduras (52.54)

72 Dominican Rep (52.44)

73 Paraguay (52.4)

74 Indonesia (52.29)

75 El Salvador (52.08)

76 Guatemala (51.88)

77 United A. Emirates (50.91)

78 Namibia (50.68)

79 Viet Nam (50.64)

80 Benin (50.38)

81 Peru (50.29)

82 Saudi Arabia (49.97)

83 Kenya (49.28)

84 Mexico (49.11)

36 Quốc gia có EPI yếu

85 Togo (48.66)

86 Algeria (48.56)

87 Malta (48.51)

 

88 Romania (48.34)

89 Mozambique (47.82)

90 Angola (47.57)

91 Ghana (47.5)

92 Dem. Rep. Congo (47.49)

93 Armenia (47.48)

94 Lebanon (47.35)

95 Congo (47.18)

96 Trinidad and Tobago (47.04)

97 Macedonia (46.96)

98 Senegal (46.73)

99 Tunisia (46.66)

100 Qatar (46.59)

101 Kyrgyzstan (46.33)

102 Ukraine (46.31)

103 Serbia (46.14)

104 Sudan (46)

105 Morocco (45.76)

106 Russia (45.43)

107 Mongolia (45.37)

108 Moldova (45.21)

109 Turkey (44.8)

110 Oman (44)

111 Azerbaijan (43.11)

112 Cameroon (42.97)

113 Syria (42.75)

114 Iran (42.73)

115 Bangladesh (42.55)

116 China (42.24)

117 Jordan (42.16)

118 Haiti (41.15)

119 Nigeria (40.14)

120 Pakistan (39.56)

12 quốc gia có EPI yếu nhất

121 Tajikistan (38.78)

122 Eritrea (38.39)

123 Libyan Arab Jam (37.68)

124 Bosnia & Herzegov (36.76)

125 India (36.23)

126 Kuwait (35.54)

127 Yemen (35.49)

128 South Africa (34.55)

129 Kazakhstan (32.94)

130 Uzbekistan ( 32.24)

131 Turkmenistan (31.75)

132 Iraq (25.32)

 

VỊ TRÍ VIỆT NAM

Việt Nam ở vị trí 79 trong số 132 quốc gia trên thế giới, được phân loại trong nhóm có EPI trung bình (Hình 1).

 


Hình 1. Vị trí Việt Nam trong số 132 quốc gia

 

Theo hình 1, các quốc gia nằm bên trái trục tung có chỉ số EPI thấp, thấp nhất là Iraq với số điểm 25,32. Ngược lại, các quốc gia bên tay mặt của trục tung có EPI từ trung bình, đến mạnh và mạnh nhất là Switzerland với số điểm 76,69. Việt Nam với số điểm 50,64 nằm gần trục tung.

Các quốc gia nằm bên dưới trục hoành có khuynh hướng giảm EPI so với các năm trước. Nga là nước càng ngày càng tồi tệ trong vấn đề quản trị môi trường. Các quốc gia nằm bên trên trục hoành có cố gắng cải thiện môi trường, quốc gia; cải thiện nhiều nhất là Latvia, từ vị thứ 21 năm 2010 lên hạng 2 năm 2012, với khuynh hướng gia tăng 18 điểm.

Trung quốc và Ấn độ coi như không có cải thiện gì so với các năm trước.

Việt Nam có cải thiện chút ít trong vấn đề môi trường, với khuynh hướng gia tăng 4,2 điểm. Mặc dầu khuynh hướng có gia tăng trong vấn đề cải thiện môi trường liên hệ tới sức khỏe (environmental health), điểm yếu nhất của Việt Nam là ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khỏe (thứ 123), ô nhiễm không khí trong nhà (indoor air pollution) (thứ 105), và không khí chứa quá nhiều vi chất độc (particulate matter) (thứ 112).

Ngoài ra, mặc dầu Việt Nam có cải thiện, tử vong trẻ nít năm 2010 vẫn còn cao (0,0046%) (thứ 77), 25% dân số chưa có cầu tiêu (thứ 87), và 6% dân số chưa có nước sạch để uống (thứ 67).

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÁNH

1. Environmental Performance Index. http://envirocenter.yale.edu/programs/environmental-performance-management/environmental-performance-index

2. Environmental Performance Index http://en.wikipedia.org/wiki/Environmental_Performance_Index

3. http://epi.yale.edu/epi2012/rankings

4. http://epi.yale.edu/dataexplorer/indicatorprofiles?ind=eh.air

 

5. http://epi.yale.edu/dataexplorer/countryprofiles?iso=VNM

 

Reading, 5/2012

Trần-Đăng Hồng, PhD



CẬP NHẬT NĂM 2018
 

 
 
Theo danh sách năm 2018, 5 nước dẫn đầu thế giới có môi trường tốt nhất là Denmark (1), Luxemburg (2), Switzerland (3), UK (4), Pháp (5). Nước Đức (10), Australia (13), Canada (20), USA (24), Thailand (78), Phillippines (111), China (120), Lào (130), Cambodia (139), Việt Nam (141).

Khó so sánh vì năm 2012 có 132 quốc gia được tường trình, còn năm 2018 có 180 quốc gia tường trình. Như vậy, năm 2012 vị trí VN là 79/132, còn năm 2018 VN có vị trí 141/180, tức có giảm. Ngược lại, UK thì gia tăng rỏ rệt từ 9/132 năm 2012, lên 4/180.



Cập nhật ngày 6/6/2020

 

https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 193420 visitors (350810 hits) on this page!